Thụy Điển long trọng tổ chức Lễ trao giải Nobel 2015 ở Stockholm

Theo truyền thống, lễ trao giải Nobel 2015 trong các lĩnh vực Y học, Văn học, Kinh tế, Vật lý và Hóa học đã được tổ chức trang trọng ở Nhà hát lớn ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) ngày 10/12.

Lễ trao giải Nobel 2015 được tổ chức ở Stockholm

Sự kiện vinh danh những người giành giải Nobel hàng năm diễn ra ngày 10/12 bởi đây là ngày mất của Alfred Nobel, nhà khoa học Thụy Điển kiêm nhà sáng lập giải Nobel.

Khoảng 1.600 khách mời đặc biệt đã tham dự lễ trao giải. Tương tự như mọi năm, đại sảnh dẫn vào sân khấu chính của buổi lễ được trang hoàng bằng 20.000 bông hoa với 3 màu gồm trắng, vàng và da cam, quà tặng của chính quyền thành phố San Remo, Italy, nơi nhà khoa học Alfred Nobel qua đời năm 1896.

Quốc vương Thụy Điển Carl Gustaf XVI đã trao giấy chứng nhận và huy chương vàng cho tất cả 10 nhân vật đoạt giải Nobel năm nay cùng phần thưởng trị giá 8 triệu crown Thụy Điển (tương đương 960.000 USD).


Hội đồng Giải thưởng Nobel công bố chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2015 thuộc về nhà Kinh tế học Angus Deaton, tại Stockholm, Thụy Điển ngày 12/10. (Nguồn: Reuters/TTXVN).

Một lần nữa ba nhà khoa học gồm William Campbell người gốc Ireland, Satoshi Omura người Nhật Bản và Youyou Tu người Trung Quốc được xướng tên với giải Nobel Y học 2015 cho công trình nghiên cứu trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra.

Nhà khoa học Nhật Bản Takaaki Kajita và nhà khoa học người Canada Arthur B. McDonald vinh dự nhận giải Nobel Vật lý nhờ chứng minh được các hạt cơ bản (neutrino) có khối lượng.

Giải Nobel Hóa học được trao cho các nhà khoa học Tomas Lindahl người Thụy Điển, Paul Modrich người Mỹ và Aziz Sancar mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, với công trình nghiên cứu cơ chế tế bào sửa chữa những ADN bị hư hại.

Nữ nhà văn người Belarus Svetlana Alexievich nhận giải Nobel Văn học, trong khi giáo sư kinh tế mang hai quốc tịch Anh và Mỹ Angus Deaton được vinh danh với giải Nobel Kinh tế, nhờ có những các công trình nghiên cứu, phân tích về tiêu thụ, đói nghèo và phúc lợi xã hội làm thay đổi các lĩnh vực của kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và phát triển kinh tế.

Trước đó, trong một buổi lễ riêng biệt ở Oslo (Na Uy), giải Nobel Hòa bình đã được trao cho "Bộ tứ" trung gian đối thoại hòa bình tại Tunisia, gồm Tổng liên đoàn lao động Tunisia (UGTT), Hiệp hội công nghiệp, thương mại và thủ công Tunisia (UTICA), Liên đoàn nhân quyền Tunisia (LTDH) và Nhóm luật sư Tunisia.

"Bộ tứ" này được vinh danh nhờ những "đóng góp mang tính quyết định" trong vai trò trung gian thúc đẩy hòa bình và dân chủ ở Tunisia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News