Thụy Sĩ vận hành nhà máy "hút" CO2 tạo năng lượng
Theo Inhabitat, nhà máy đầu tiên trên thế giới thu khí carbon dioxide từ không khí để tạo ra nhiệt đã được vận hành tại Zurich, Thụy Sĩ. Theo các dữ liệu của Fast Company, công ty khởi nghiệp Climeworks, đơn vị tổ chức hoạt động của nhà máy, tin rằng phải xây dựng hàng trăm ngàn nhà máy như vậy để giải quyết những vấn đề môi trường của hành tinh.
Các cánh quạt đặt trong nhà máy sẽ hút không khí, lọc CO2 và lượng nhiệt sinh ra cung cấp đến các nhà kính thông qua các đường ống ngầm. Nhà kính không phải là nơi duy nhất sử dụng CO2, mà CO2 cũng có thể được sử dụng để làm nước giải khát có gas hoặc để tạo ra nhiên liệu.
Toàn cảnh nhà máy xử lý CO2 tại Zurich, Thụy Sĩ.
Nhà máy trên thực hiện chức năng tương tự như thực vật, nhưng để có thể xử lý một lượng khí carbon dioxide tương đương, nhà máy chỉ cần 1/1.000 diện tích của số thực vật đó. Những nhà máy này có thể được xây dựng ở những khu vực không thích hợp làm nông nghiệp.
Nhà máy đầu tiên ở Thụy Sĩ có thể xử lý khoảng 900 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng carbon dioxide mà 200 xe hơi thải vào khí quyển. Để xử lý 1% tổng lượng khí thải carbon dioxide của thế giới vào năm 2025, Công ty Climeworks cần 750.000 thiết bị thu carbon dioxide từ không khí. Công ty này có kế hoạch mở rộng sản xuất để thu thập hơn 10 giga tấn CO2 mỗi năm trong thời kỳ 2040 - 2050 .
Chúng ta đều biết rằng vấn đề môi trường sinh thái trên thế giới ngày một tồi tệ hơn. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ trung bình có thể tăng 1,5 độ C vào năm 2026 - điều này có thể dẫn đến một thực tế là vào giữa thế kỷ này, tính mạng của 350 triệu người sẽ bị đe dọa vì thiếu nước...

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.

Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân
Con đập khổng lồ, gây nhiều tranh cãi này được xây dựng trên sông Dương Tử, đoạn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Nó được thiết kế để giảm nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như trữ và điều hòa nước trong mùa khô.
