Thuyền đua chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới

Nguyên mẫu RaceBird, thuyền đua điện nặng khoảng 800kg với vận tốc tối đa hơn 90km/h, lần đầu chạy thử nghiệm trên sông.


Thuyền đua RaceBird thử nghiệm trên sông Po. (Video: E1 Series)

Nguyên mẫu thuyền đua chạy bằng điện RaceBird hoàn thành chuyến thử nghiệm đầu tiên trên sông Po, gần San Nazzaro, miền bắc Italy, Mail hôm 11/4 đưa tin. Mẫu thuyền một người lái này được điều khiển bởi nhà cựu vô địch thuyền máy Luca Ferrari.

Sau khi hoàn thành chuyến thử nghiệm đầu tiên, RaceBird được kỳ vọng sẽ tham gia E1 Series, giải vô địch đua thuyền điện đầu tiên trên thế giới vào mùa xuân năm 2023. "Chúng tôi vui mừng thông báo RaceBird đã lướt bay trên mặt nước. Cuộc cách mạng về điện chính thức chạm tới mặt nước với chiếc thuyền đua chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới", E1 Series thông báo trên mạng xã hội Twitter.

Thuyền đua chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới
Thuyền đua RaceBird.

RaceBird do nhà thiết kế Na Uy Sophi Horne phát triển. Thuyền nặng khoảng 800kg, dài 7m và rộng 2m. Người lái sẽ ngồi trong một buồng lái kín để điều khiển chiếc thuyền có phạm vi hoạt động 93km, động cơ điện công suất 150 kW với tốc độ tối đa 93km/h. Công nghệ cánh ngầm nâng con thuyền lên trên mặt nước khoảng 40cm, giúp giảm lực cản và tăng đáng kể tốc độ.

RaceBird sẽ bay nhiều hơn là nổi trên mặt nước, theo E1 Series. "RaceBird được thiết kế đặc biệt cho các cuộc đua và có khả năng đạt vận tốc lên đến 93 km/h. Người lái sẽ thể hiện kỹ năng của họ bằng cách chạy trên những đường đua gần bờ ở trung tâm của các vùng đô thị", E1 Series cho biết.

Trong quá trình thử nghiệm trên sông Po, các kỹ sư đã tiến hành một số bài kiểm tra kỹ thuật và hệ thống để đánh giá hiệu quả cũng như độ tin cậy của RaceBird. Họ cũng coi cuộc thử nghiệm là cơ hội để kiểm tra nhiều yếu tố của hình thức đua E1, bao gồm thử nghiệm phao tự động, góc cua và vị trí camera. Những thử nghiệm tiếp theo dự kiến diễn ra trong vài tuần tới, tập trung vào thu thập dữ liệu về cánh ngầm và việc điều khiển RaceBird trong các điều kiện đua khác nhau.

Trong khi giải vô địch thế giới E1 Series dự kiến diễn ra vào mùa xuân năm 2023, nhóm phát triển khẳng định người quan tâm sẽ không phải đợi lâu như vậy mới thấy RaceBird hoạt động. "Màn trình diễn công khai đầu tiên sẽ sớm được thông báo", họ cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mẫu

Mẫu "thuyền bay" đầu tiên chạy bằng pin nhiên liệu hydro

Cuộc thi đua thuyền quốc tế World Cup năm nay sẽ chứng kiến chiếc thuyền bay đầu tiên chạy bằng năng lượng hydro với tốc độ 92,6 km/h.

Đăng ngày: 13/04/2022
Thử nghiệm robot với kiểu dáng tựa như đống chất nhầy

Thử nghiệm robot với kiểu dáng tựa như đống chất nhầy

Chất nhầy có thể được điều khiển bằng từ trường, giúp nó điều hướng trong không gian chật hẹp và đặc biệt lý tưởng để gắp các vật thể nhỏ bên trong cơ thể người.

Đăng ngày: 13/04/2022
Dùng máy in 3D, các nhà khoa học tạo ra ngón tay robot thiên thần

Dùng máy in 3D, các nhà khoa học tạo ra ngón tay robot thiên thần

Các nhà khoa học đã tạo ra một bàn tay robot sử dụng tín hiệu thần kinh nhân tạo cho cảm nhận xúc giác tương tự như da người, thậm chí hơn.

Đăng ngày: 12/04/2022
Đây là công nghệ nano DNA mà tất cả các hãng dược phẩm đều phải thèm khát

Đây là công nghệ nano DNA mà tất cả các hãng dược phẩm đều phải thèm khát

Hãy tưởng tượng bạn có thể tăng tốc quá trình phát triển thuốc và vắc-xin lên 1 triệu lần trong khi chi phí và nhân lực thì lại được giảm thiểu.

Đăng ngày: 08/04/2022
Pin đóng băng - rã đông giúp lưu trữ điện nhiều tháng

Pin đóng băng - rã đông giúp lưu trữ điện nhiều tháng

Các nhà khoa học phát triển loại pin mới để tích trữ điện trong thời gian dài với chi phí vật liệu thấp, khoảng 23 USD mỗi kWh.

Đăng ngày: 06/04/2022
Hệ thống quản lý giao thông thông minh nhất thế giới

Hệ thống quản lý giao thông thông minh nhất thế giới

Dự án mới ở Melbourne sẽ sử dụng AI, thuật toán học sâu và mô hình dự đoán để giảm thời gian di chuyển, khí thải và tắc nghẽn giao thông.

Đăng ngày: 05/04/2022
Dùng graphene, các nhà khoa học tạo ra con chip có tiến trình nhỏ nhất từ trước đến nay

Dùng graphene, các nhà khoa học tạo ra con chip có tiến trình nhỏ nhất từ trước đến nay

Mỗi khi người ta cho rằng Định luật Moore đã đi tới giới hạn của mình, các nhà khoa học lại nỗ lực tìm ra một giải pháp mới để kéo dài sự sống của nó thêm lần nữa.

Đăng ngày: 01/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News