Tiến hóa giúp con người uống được rượu

Tổ tiên con người đã tiến hóa để tiêu thụ ethanol trong hoa quả lên men cách đây khoảng 10 triệu năm, trước khi người hiện đại biết sản xuất bia rượu.

Khả năng tiêu thụ alcohol có thể đã giúp tổ tiên loài người tiêu thụ được những hoa quả mục nát, lên men rơi xuống nền rừng. Sự hiểu biết về khả năng này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra thời điểm tổ tiên con người chuyển sang sống dưới mặt đất thay vì sống ở trên cây, NBC News cho hay.

Tiến hóa giúp con người uống được rượu
Tổ tiên loài người có khả năng sử dụng trái cây hư thối đã lên men như một nguồn thức ăn. (Ảnh minh họa: Nicolle Rager Fuller/File NSF)

"Rất nhiều khía cạnh về đặc điểm của con người hiện đại như hay đau lưng, ăn quá nhiều muối, đường và chất béo là hệ quả của quá trình tiến hóa. Chúng tôi đang muốn tìm hiểu thêm về những mối liên hệ giữa con người hiện đại đối với rượu ethanol", Matthew Carrigan, nhà di truyền học tại trường Cao đẳng Santa Fe ở Florida, Mỹ, nói.

Nhằm nghiên cứu cách thức con người tiến hóa để phân hủy alcohol, các nhà khoa học tập trung vào gene mã hóa cho một nhóm enzyme tiêu hóa gọi là ADH4. Các enzyme tiêu hóa này có trong dạ dày, cổ họng và lưỡi của nhiều loài linh trưởng. Chúng có khả năng chuyển hóa một số alcohol như ethanol sau khi hấp thụ vào cơ thể.

Nhóm nghiên cứu xem xét các gene ADH4 từ 28 loài động vật có vú khác nhau để kiểm tra sự sự xuất hiện và phát triển của loại gene này theo thời gian. Kết quả thu được cho thấy, một đột biến gene di truyền khoảng 10 triệu năm trước đã giúp tổ tiên loài người có khả năng phân hủy rượu ethanol.

Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, thời gian đột biến này xảy ra trùng hợp với thời điểm thay đổi lối sống trên cạn của con người. Khả năng tiêu thụ ethanol giúp tổ tiên loài người ăn trái cây hư thối rơi xuống mặt đất, khi các thực phẩm khác còn khan hiếm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News