Tiếng nổ khiến thiên thạch lao qua trời Mỹ bị nghi gây động đất

Những rung chấn do tiếng nổ của thiên thạch giống với rung chấn do động đất, khiến nhiều người dân tại Michigan nhầm lẫn.

Cảm giác mặt đất rung lắc khi một thiên thạch lớn lao qua bầu trời Michigan, Mỹ, và một số khu vực lân cận hôm 16/1 thực chất không phải động đất mà là những rung chấn do tiếng nổ của thiên thạch gây ra, Live Science đưa tin.

Khi thiên thạch lao xuống, nhiều người thấy ánh sáng rực rỡ lóe lên trên trời kèm theo âm thanh lớn và mặt đất rung chuyển. "Mọi người miêu tả nó nghe như một tiếng nổ, và đó là những gì địa chấn kế ghi nhận", John Bellini, nhà địa vật lý tại Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia Mỹ (NEIC), giải thích.

Việc địa chấn kế ghi nhận những rung chấn không phải từ động đất đôi khi cũng xảy ra, ví dụ như rung chấn từ giông bão, quá trình xây dựng các công trình lớn, thậm chí từ xe tải di chuyển trên đường cao tốc, Bellini cho biết. Động đất cũng hiếm khi xảy ra ở Michigan.

Trong trường hợp này, tiếng nổ hay những sóng âm phát ra từ thiên thạch được một địa chấn kế gần đó ghi nhận tạo ra rung chấn mạnh tương đương một trận động đất 2 độ Richter. Tuy nhiên, con số này không thể hiện mức năng lượng thiên thạch giải phóng khi lao qua bầu trời.


Ánh sáng rực rỡ lóe lên trên trời kèm theo âm thanh lớn và mặt đất rung chuyển.

"Không có cách nào để xác định năng lượng thực sự từ một vụ nổ trên cao bằng địa chấn kế. Chúng không được thiết kế để đo đạc các rung chấn từ không trung", Bellini nói.

Đây không phải là lần đầu tiên thiên thạch đâm xuống khiến mặt đất rung lắc. Thiên thạch Chelyabinsk lao qua bầu trời Nga hôm 15/2/2013 từng gây ra rung chấn mạnh tương đương một trận động đất 4,2 độ Richter, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News