Tiểu hành tinh 100km trút mưa thiên thạch khổng lồ xuống Trái Đất

Trận mưa thiên thạch cách đây 800 triệu năm có tổng khối lượng lớn gấp 30 - 60 lần thiên thạch Chicxulub từng khiến khủng long tuyệt chủng.

Một trận mưa thiên thạch khổng lồ trút xuống Trái đất và Mặt trăng cách đây 800 triệu năm, theo nghiên cứu công bố hôm 21/7 trên tạp chí Nature Communications của giáo sư Kentaro Terada ở Đại học Osaka, Nhật Bản, và cộng sự. Trong suốt sự kiện này, những thiên thạch va chạm với Trái đất có kích thước lớn hơn nhiều so với thiên thạch Chicxulub. Sự kiện xảy ra trước kỷ Thành Băng (635 - 720 triệu năm trước) khi Trái đất được bao phủ bởi những sa mạc băng. Đây là thời kỳ đánh dấu nhiều thay đổi lớn về môi trường và sinh học.


Mô phỏng trận mưa thiên thạch cách đây 800 triệu năm. (Ảnh: CNN).

Do quá trình xói mòn và tái tạo bề mặt trên Trái đất do hoạt động núi lửa và các quá trình địa chất khác, giới nghiên cứu gặp khó khăn trong tác động của thiên thạch lên hành tinh trong quá khứ và thời điểm xảy ra. Bất kỳ miệng hố va chạm nào có niên đại hơn 600 triệu năm đều đã bị xóa dấu vết. Đó là lý do Mặt trăng, thiên thể hầu như không bị thay đổi bởi xói mòn và thời tiết, trở thành lựa chọn thay thế để các nhà nghiên cứu tìm hiểu những miệng hố, qua đó xâu chuỗi lịch sử chung của Trái đất và Mặt trăng.

Trong nghiên cứu mới, Terada và cộng sự sử dụng dữ liệu thu thập bởi tàu quay quanh Mặt trăng Kaguya của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản. Trong số 59 miệng hố có đường kính trên 20 km trên Mặt trăng mà nhóm nghiên cứu quan sát, 8 miệng hố dường như hình thành cùng thời điểm. Trong số đó có miệng hố Copernicus rộng 93 km. Sau khi hạ cánh trên Mặt trăng vào ngày 19/11/1969, các phi hành gia trên tàu Apollo 12 từng lấy mẫu vật chất bắn ra từ Copernicus khi miệng hố này hình thành. NASA cho biết mẫu vật có biên đại 800 triệu năm tuổi. Nhóm nghiên cứu kết luận 8 miệng hố này nhiều khả năng hình thành cùng lúc khi một tiểu hành tinh đường kính 100 km bị vỡ, tác động tới cả Trái đất và Mặt trăng.

Trong suốt trận mưa thiên thạch, một lượng lớn phospho được đưa tới Trái đất và các nguyên tố dễ bay hơi như carbon, nitrogen được chuyển đến Mặt trăng, theo Terada. Phospho có thể đóng vai trò như một dưỡng chất thúc đẩy tảo phát triển trên Trái đất. Có thể sự tồn tại của các nguyên tố theo thiên thạch tới Trái đất ảnh hưởng đến chu kỳ sinh địa hóa học ở biển, làm thay đổi hệ thống khí hậu và dẫn tới sự xuất hiện của động vật.

Nhóm nghiên cứu đặt giả thuyết Eulalia, tiểu hành tinh loại C ở vành đai giữa sao Hỏa và Trái đất, có thể gây ra trận mưa thiên thạch. Tiểu hành tinh loại C chứa carbon và là loại phổ biến nhất trong hệ Mặt Trời. Nếu Eulalia bị vỡ vì nguyên nhân gì đó, nó sẽ tạo mưa thiên thạch dội xuống Trái đất và Mặt trăng, đồng thời tạo ra những tiểu hành tinh bay gần Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News