Tiểu hành tinh 2.000 mét có thể đâm vào Trái đất trong tương lai
Tiểu hành tinh 29075 1950DA có thể tạo ra miệng hố đường kính hơn 27 km nếu va trúng Trái Đất vào ngày 16/3/2880.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang theo dõi một tiểu hành tinh khổng lồ có khả năng đâm vào Trái Đất. Dựa trên mối đe dọa từ tiểu hành tinh này, các nhà nghiên cứu ESA đưa nó vào danh sách Nguy cơ Đặc biệt.
Tiểu hành tinh 29075 1950DA được coi là mối đe dọa lớn với Trái Đất do kích thước khổng lồ.
Tiểu hành tinh nguy hiểm có số hiệu as 29075 1950DA. Theo cơ sở dữ liệu của ESA, 29075 1950DA đang di chuyển ở tốc độ 64.374km/h và có đường kính khoảng 2.000 mét. Do kích thước đồ sộ, nó có thể tạo ra miệng hố rộng hơn 27km khi đâm xuống Trái đất.
ESA dự đoán 29075 1950DA sẽ đến gần Trái đất vào ngày 2/3/2032. Trong lần bay qua này, tiểu hành tinh sẽ cách Trái Đất khoảng 11,2 triệu km. Đây là khoảng cách rất an toàn nên không gây lo ngại. Thay vào đó, ESA đặc biệt chú ý tới khả năng va chạm với Trái Đất của 29075 1950DA vào ngày 16/3/2880. Nguy cơ tiểu hành tinh này đâm trúng địa cầu là 1/7.042,29075. Một trong nhiều yếu tố tác động tới đường bay của 29075 1950DA là lỗ khóa trọng trường.
Trong vũ trụ có một số khu vực bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lực hấp dẫn của hành tinh gần đó, gọi là lỗ khóa trọng trường. Nếu 29075 1950DA bay qua vùng này, lực hấp dẫn có thể thay đổi đáng kể đường bay của nó, khiến nó đâm thẳng vào Trái đất. Ngoài lỗ khóa trọng trường, một nhân tố khác có thể tác động tới đường bay của 29075 1950DA là hiệu ứng Yarkovsky, xảy ra khi nhiệt lượng từ nhiều nguồn khác nhau như ánh sáng Mặt Trời thay đổi vòng quay của tiểu hành tinh.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
