Tiểu hành tinh "có khả năng gây nguy hiểm" lao sượt qua Trái đất
Tiểu hành tinh 2013 BO76 thuộc nhóm "có khả năng gây nguy hiểm" dự kiến tiếp cận Trái đất lúc 5h55 ngày 25/3 (giờ Hà Nội).
Tiểu hành tinh 2013 BO76 sắp bay tới gần Trái đất với vận tốc 48.300 km/h. Dù được xếp loại tiểu hành tinh "có khả năng gây nguy hiểm" (PHA), 2013 BO76 dự kiến tiếp cận Trái đất lúc 5h55 ngày 25/3 (giờ Hà Nội) với khoảng cách an toàn, theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) thuộc NASA.
Hình ảnh tiểu hành tinh 2013 BO76 do nhà nghiên cứu Gianluca Masi thuộc Dự án Kính viễn vọng Ảo tại Italy chụp hôm 5/3. (Ảnh: Gianluca Masi/Dự án Kính viễn vọng Ảo).
Khái niệm "tiếp cận gần" mang tính tương đối. Trong lúc quay quanh Mặt trời, tiểu hành tinh đôi khi thực hiện những chuyến "tiếp cận gần" theo góc nhìn của các nhà thiên văn, nhưng thực tế nó vẫn cách xa Trái đất gấp nhiều lần so với Mặt trăng. Trong trường hợp 2013 BO76, tiểu hành tinh này sẽ tới cách Trái đất khoảng 5 triệu km, gấp 13 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng.
Tuy nhiên, 2013 BO76 vẫn đáng chú ý với kích thước lớn. Theo dữ liệu của CNEOS, tiểu hành tinh này ước tính rộng 200 - 450 m. Kích thước của 2013 BO76 là một trong những lý do khiến nó được xếp loại PHA. Theo CNEOS, tiểu hành tinh cách xa Trái đất hơn 7,5 triệu km hoặc có đường kính dưới 152 m không được coi là PHA.
Các dự đoán về quỹ đạo cho thấy 2013 BO76 sẽ không tới gần Trái đất ít nhất đến năm 2193. Giới khoa học hiện chưa có dữ liệu về đường bay của nó sau mốc thời gian này.
Hôm 5/3, Gianluca Masi, nhà thiên văn thuộc Dự án Kính viễn vọng Ảo ở Italy chụp ảnh 2013 BO76 di chuyển ngoài vũ trụ. Trong ảnh, tiểu hành tinh này là một đốm sáng nhỏ ở giữa, được đánh dấu bởi một mũi tên trắng, xung quanh là các ngôi sao mờ. Vào thời điểm đó, 2013 BO76 đang cách Trái đất khoảng 24 triệu km.
Dữ liệu của CNEOS cho thấy trong 60 ngày tới, tiểu hành tinh lớn đến gần Trái đất nhất là 2012 UX68. Tiểu hành tinh này sẽ tới cách Trái đất một triệu km, xa hơn Mặt trăng khoảng 2,7 lần. 2012 UX68 có đường kính ước tính tối đa khoảng 91 m, dự kiến bay qua sát Trái đất ngày 15/5.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
