Tiểu hành tinh đỏ mang vật liệu sinh học xâm nhập từ ngoài Hệ Mặt trời

Các nhà vũ trụ học Nhật Bản và Mỹ đã phát hiện ra 2 vật thể kỳ lạ, khổng lồ và có màu đỏ nổi bật giữa không gian xám xịt của vành đai tiểu hành tinh, mang theo vật liệu sinh học.

Theo Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các tiểu hành tinh mới này, được gọi là 203 Pompeja và 269 Justitia, giống với các vật thể xuyên sao Hải Vương được tìm thấy bên ngoài hành tinh thứ 8 của Hệ Mặt trời, nhưng đỏ hơn bất cứ thứ gì họ từng quan sát trước đó.


Tiểu hành tinh đỏ - (Ảnh minh họa từ New York Times).

Chính màu đỏ đặc biệt này tiết lộ rằng chúng rất có thể có nguồn gốc từ bên ngoài Hệ Mặt trời, đã bắt đầu xâm nhập vào thế giới của chúng ta từ những ngày sơ khai, để rồi di chuyển dần đến vị trí ngày nay.

Theo Daily Mail, dữ liệu thu thập được từ những tảng đá không gian khổng lồ này còn cho thấy bề mặt của chúng chứa chất hữu cơ phức tạp. "Để có những chất hữu cơ này, ban đầu bạn cần phải có nhiều băng trên bề mặt. Chúng phải được hình thành trong môi trường rất lạnh, sau đó được chiếu xạ khi tiến gần Mặt Trời, từ đó phản ứng hóa học và tạo nên chất hữu cơ" – tiến sĩ Michael Marsser từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

NASA giải thích thêm rằng trong thời kỳ đầu của Hệ Mặt trời, các hành tinh không nằm ở vị trí hiện tại. sao Hải Vương, sao Thiên Vương và sao Thổ đã di chuyển dần ra phía ngoài, trong khi sao Mộc hình thành ở nơi rất xa thì lại "chạy ngược" vào trong và trở thành hành tinh thứ tư, kéo theo việc nhiều vật thể nhỏ bị kéo từ ngoài rìa Hệ Mặt trời vào vành đai tiểu hành tinh. Lý thuyết này gọi là "mô hình Nice".

Mô hình Nice cũng đưa ra giả thuyết về hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời, cũng theo cuộc di cư này di chuyển ra rất xa và có thể đã bị văng khỏi Hệ Mặt trời, hoặc ẩn nấp đâu đó trong vùng tối bên ngoài sao Hải Vương.

JAXA cho rằng khám phá này đã cung cấp bằng chứng mới cho thấy các vật thể hình thành ở rìa ngoài của Hệ Mặt trời đã du hành đến vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Mộc và sao Hỏa, và cũng là điều củng cố thêm cho mô hình Nice nổi tiếng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News