Tiểu hành tinh giẫy chết
Hubble đã ghi lại quá trình tự hủy diệt của một khối thiên thạch khổng lồ, trong một sự kiện lần đầu tiên lọt vào tầm quan sát của giới thiên văn Trái đất.
Những hình ảnh ấn tượng cho thấy, quá trình tự hủy của một thiên thạch kéo dài trong vài tháng đã được kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại.
Tiểu hành tinh xấu số, được đặt tên P/2013 R3, đầu tiên đã được các kính viễn vọng khảo sát bầu trời Catalina và Pan-STARRS phát hiện vào ngày 15/9/2013.
Tiểu hành tinh P/2013 R3 trong quá trình tự hủy - (Ảnh: Hubble/NASA)
Hai tuần sau đó, đến lượt kính viễn vọng Keck tại Hawaii (Mỹ) tìm thấy trong tình trạng dường như có 3 thiên thể cùng di chuyển và được “gói” bên trong một bức màn bụi có bề ngang rộng như Trái đất.
Tuy nhiên, phải đến khi Hubble vào cuộc, các nhà thiên văn mới phát hiện tiểu hành tinh này thật sự có đến 10 mảnh khác nhau, với mỗi phần có đuôi kéo dài như sao chổi.
Trong đó, 4 mảnh lớn nhất có bề ngang đến 365m.
Báo cáo trên chuyên san Astrophysical Journal Letters cho thấy, những mảnh này trượt dần ra xa với tốc độ 1,6km/giờ, tức không bằng tốc độ đi bộ trong không gian.
Sau khi tiểu hành tinh nổ tung thành 10 mảnh nhỏ, những mảnh này sẽ dần dần bị phân hủy theo thời gian.
Dự kiến, một số mẩu nhỏ sẽ rơi vào khí quyển Trái đất và biến thành mưa sao băng trên bầu trời.
Về nguyên nhân tự hủy, giáo sư David Jewitt của Đại học California tại Los Angeles (Mỹ) cho rằng, ảnh hưởng của ánh sáng đã làm tăng tốc độ vòng quay, gây nên lực ly tâm khiến tiểu hành tinh bị xé toạc từ bên trong.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
