Tiểu hành tinh to như tòa nhà có thể đâm vào Trái Đất năm 2079

Một tiểu hành tinh đường kính 30m được dự đoán có thể đâm vào Trái Đất sau 62 năm nữa.

Tiểu hành tinh 2012 TC4 có đường kính ước tính từ 10 đến 30m sượt qua Trái Đất hôm 12/10, ở khoảng cách 43.452km, bằng 1/9 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, theo Long Room.


Đồ họa đường bay của tiểu hành tinh 2012 TC4. (Video: YouTube).

Dù tiểu hành tinh không đâm vào Trái Đất trong lần này, các chuyên gia cảnh báo chúng ta có thể sẽ không gặp may như vậy trong tương lai. Trong lần 2012 TC4 bay vào năm 2079, giới nghiên cứu dự đoán có thể tiểu hành tinh này sẽ va chạm với Trái Đất và khả năng điều này trở thành hiện thực là 1/750.

Những lần 2012 TC4 đến gần Trái Đất trong tương lai rơi vào các năm 2019, 2050 và 2079, trong đó vào năm 2019 và 2050, tiểu hành tinh sẽ bay qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách an toàn.

“Hiện nay, chúng tôi biết tiểu hành tinh sẽ không đâm vào Trái Đất trong năm 2050, nhưng lần bay sượt qua đó có thể khiến tiểu hành tinh di chuyển chệch đi đủ để đâm vào Trái Đất năm 2079”, Rudiger Jehn, nhà phân tích phi vụ ở Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), cho biết.

Lần bay qua gần nhất của 2012 TC4 mang đến cho Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cơ hội để kiểm tra mạng lưới đài quan sát thuộc hệ thống phòng thủ hành tinh, để đề phòng tiểu hành tinh đâm trúng Trái Đất.


Tiểu hành tinh 2012 TC4 bay gần Trái đất hôm 12/10.

Các nhà khoa học ESA theo dõi tiểu hành tinh to ngang một tòa nhà qua kính viễn vọng Very Large Telescope ở Đài quan sát miền nam châu Âu ở Chile trong suốt mùa hè năm nay. Hai đợt quan sát gần nhất vào các hôm 27 - 31/7 và 5/8, cho thấy 2012 TC4 sẽ bay qua ở khoảng cách bằng 1/8 quãng đường từ Mặt Trăng đến Trái Đất.

Nếu 2012 TC4 đâm vào Trái Đất, nó sẽ gây ra thảm họa lớn hơn nhiều so với lần tiểu hành tinh rộng 18 m nổ tung trên bầu trời thành phố Chelyabinsk ở Nga năm 2013.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 11/01/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 29/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News