Tiểu hành tinh va chạm với tàu NASA có "hành vi bất thường"

Sau vụ va chạm với tàu "cảm tử" DART, tiểu hành tinh nổi tiếng Dimorphos đã không đi theo quỹ đạo được dự đoán bởi các mô hình mà NASA dày công xây dựng.

Theo Live Science, một báo cáo vừa được trình bày tại hội nghị của Hiệp hội thiên văn Mỹ cho thấy tiểu hành tinh Dimorphos đã liên tục nhào lộn trên quỹ đạo cũ quanh tiểu hành tinh mẹ Didymos liên tục giảm tốc trong ít nhất 1 tháng sau vụ va chạm với tàu DART của NASA.

Dimorphos là cái tên được nhắc đến nhiều trong năm 2022, khi một thử nghiệm phòng thủ Trái Đất đột phá được NASA thực hiện.

Tiểu hành tinh va chạm với tàu NASA có hành vi bất thường
Tàu DART của NASA trên đường lao thẳng vào Dimorphos (trái) - (Ảnh đồ họa: NASA).

Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART) của NASA bao gồm một tàu cảm tử cùng tên có nhiệm vụ nhắm vào cái nhỏ hơn trong cặp đôi tiểu hành tinh gần Trái Đất Dimorphos - Didymos.

Trong cặp đôi này, Dimorphos đóng vai trò như một mặt trăng nhỏ quay quanh Didymos. Các mô hình dự đoán không cho thấy cả hai sẽ gây nguy hiểm trong địa cầu trong thời gian gần, nhưng vị trí của nó là lựa chọn hoàn hảo trong một cuộc thử nghiệm.

Với kịch bản giả định là Dimorphos nguy hiểm, tàu DART của NASA - trong một sứ mệnh cảm tử - đã lao thẳng vào tiểu hành tinh này với mục đích đẩy bật nó khỏi quỹ đạo cũ.

Thử nghiệm đã thành công bước đầu và tiểu hành tinh bắt đầu thay đổi quỹ đạo, tốc độ ngay sau cú va chạm. Tuy vậy, nó không thay đổi theo cách được dự đoán.

Phát hiện mới được thực hiện bởi giáo viên trung học Jonathan Swift và các học sinh của ông. Nghiên cứu này cũng cho thấy tiểu hành tinh này dường như đã chậm lại tới 1 phút trong quỹ đạo sau khi va chạm chỉ một tháng, sau đó dường như tự cân bằng lại.

Việc chậm lại của nó cũng không nhất quán. Theo ông Swift, điều này có thể do "đám mây" mảnh vụn được tạo ra từ vụ va chạm, mà NASA từng tuyên bố là rất rộng lớn, đã liên tục gây ra các va chạm nhỏ với tiểu hành tinh trong suốt tháng đầu tiên.

Trong khi đó nhóm DART của NASA tính toán tiểu hành tinh này đã chậm lại chỉ 15 giây, với kết quả sơ bộ được công bố khá sớm sau thử nghiệm.

Kể từ lúc đó, Dimorphos và tiểu hành tinh mẹ, cũng như đám mảnh vụn vẫn được cơ quan vũ trụ này theo dõi chặt chẽ. Nhóm DART dự định công bố báo cáo của riêng mình trong tuần tới.

Tuy nhiên để có câu trả lời đầy đủ về tác động của cú tấn công, chúng ta sẽ phải đợt tới năm 2026, khi tàu Hera của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tiếp cận Dimorphos để điều tra trực tiếp, trong một sứ mệnh hợp tác với NASA.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa Starship mạnh nhất thế giới có thể phải nằm kho

Tên lửa Starship mạnh nhất thế giới có thể phải nằm kho

Đầu tháng 9, ông chủ SpaceX, khẳng định: " Starship sẵn sàng cất cánh sau khi các kỹ sư thực hiện hàng nghìn cải tiến, trong đó có việc sửa đổi bệ phóng và xây dựng hệ thống thoát lũ hoàn toàn mới".

Đăng ngày: 15/09/2023
Phát hiện hố đen gần nhất chỉ cách Trái đất 150 năm ánh sáng

Phát hiện hố đen gần nhất chỉ cách Trái đất 150 năm ánh sáng

Kết quả mô phỏng cho thấy có 2 - 3 hố đen ẩn trong cụm sao Hyades nằm gần Trái đất hơn hai hố đen giữ kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 14/09/2023
Cách để xây dựng một

Cách để xây dựng một "siêu kính thiên văn" khổng lồ trên bề mặt Mặt trăng

Một kính thiên văn đặt trên bề mặt Mặt trăng sẽ cho phép con người thực hiện nhiều sứ mệnh khám phá vũ trụ một cách chi tiết hơn.

Đăng ngày: 14/09/2023
Hai loài người khác vừa

Hai loài người khác vừa "lên đường" ra vũ trụ

Chuyến tàu vũ trụ gây nhiều tranh cãi của Virgin Galactic đã hoàn thành, mang theo hóa thạch của một loài Vượn người phương Nam và một loài người cổ cùng chi Homo với chúng ta.

Đăng ngày: 14/09/2023
Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ

Trung Quốc - Từ vô danh đến siêu cường vũ trụ

Từng vắng bóng trên " sân chơi" vũ trụ, Trung Quốc hiện là một trong số ít quốc gia đưa được người lên không gian và phóng tàu tới hành tinh khác.

Đăng ngày: 14/09/2023
Phi hành gia Mỹ lập kỷ lục ở lâu nhất trong vũ trụ

Phi hành gia Mỹ lập kỷ lục ở lâu nhất trong vũ trụ

Frank Rubio đã ở trên quỹ đạo thấp của Trái Đất hơn 355 ngày, phá kỷ lục về nhiệm vụ vũ trụ lâu nhất đối với phi hành gia Mỹ.

Đăng ngày: 13/09/2023
Rùng mình tàu vũ trụ châu Âu lao xuống, bốc cháy giữa trời

Rùng mình tàu vũ trụ châu Âu lao xuống, bốc cháy giữa trời

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa tiết lộ những hình ảnh cuối cùng về một tàu vũ trụ cỡ nhỏ của họ: Một cú lao rực lửa xuống bầu khí quyển Trái đất.

Đăng ngày: 12/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News