Mảnh tiểu hành tinh bắn xa ngàn dặm sau cú đâm của tàu NASA
Một "nghĩa địa thiên thạch" trải rộng cả ngàn dặm vừa được kính viễn vọng Hubble chụp được cho thấy sức công phá kinh hoàng từ vụ tàu DART của NASA đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos.
Theo NASA, 37 tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác trong một vùng không gian rộng lớn mà Hubble vừa chụp được chính là kết quả của sứ mệnh DART.
Tàu DART của NASA trước khi xuất xưởng và thực hiện sứ mệnh cảm tử - (Ảnh: NASA).
DART, tức "thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi", là một phi vụ được NASA thực hiện vào tháng 9-2022, trong đó tàu DART của NASA sẽ thực hiện nhiệm vụ cảm tử là lao vào tiểu hành tinh Dirmophos, cái nhỏ hơn trong cặp đôi tiểu hành tinh Didymos - Dirmophos nằm cách Trái đất 11 triệu km.
Thử nghiệm này nhằm sẵn sàng cho nhiệm vụ phóng khẩn một tàu cảm tử khác lao vào một vật thể không gian có khả năng đâm vào Trái đất trong tương lai.
Từ đó đến nay, NASA và ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu) không ngừng theo dõi kết quả của thử nghiệm.
Ngay khi vừa đâm vào, các dữ liệu đã cho thấy, DART giúp chuyển hướng Dirmophos một chút, đủ để nó chệch khỏi đường đi về phía Trái đất - trong giả thuyết rằng nó tấn công chúng ta.
ESA cũng từng tìm thấy một số mảnh vỡ sau vụ va chạm. Thế nhưng phát hiện mới của Hubble, vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters, có lẽ là đầy đủ và sống động nhất.
Có những mảnh thiên thạch là mảnh Dirmophos vỡ ra đã văn xa cả ngàn dặm, cho thấy sức mạnh khủng khiếp của cú đâm cảm tử, dù tàu DART của NASA chỉ nặng 600 kg, theo Live Science.
Các nhà điều hành sứ mệnh của NASA mô tả phát hiện này là "tốt hơn mong đợi". Họ sẽ tiếp tục xem xét cách mà các mảnh vỡ này để tìm hiểu cách chúng được bắn ra.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
