Tìm giải pháp sinh học thay thế bền vững cho nhựa hóa dầu

Trong số những giải pháp thay thế cho nhựa hóa dầu, nhựa có nguồn gốc sinh học đang ngày càng được ưa chuộng.

Chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm bao bì, những loại nhựa có nguồn gốc sinh học này hiện chiếm chưa đến 1% sản lượng nhựa toàn cầu.

Nhựa sinh học là loại nhựa được sản xuất với lượng xăng ít hơn, sử dụng các sản phẩm nông nghiệp không phải hóa thạch như bã mía, ngô hoặc tinh bột lúa mì.

Tìm giải pháp sinh học thay thế bền vững cho nhựa hóa dầu
Màng bọc thực phẩm dạng phân hủy sinh học và có thể ủ phân đang được sử dụng ở Mexico. (Ảnh: barrons.com).

Theo định nghĩa ở châu Âu, nhựa sinh học là loại polymer có nguồn gốc sinh học và có khả năng phân hủy, cả trong môi trường tự nhiên và trong điều kiện công nghiệp. Yêu cầu tối thiểu để được xem là có nguồn gốc sinh học là 50%, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên 60% vào năm tới.

Các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đang tiếp tục đưa ra ngày càng nhiều loại nhựa mới có nguồn gốc tự nhiên. Công ty hóa chất Arkema của Pháp đang phát triển nhựa sinh học PBAT được làm từ dầu thầu dầu, được sử dụng để sản xuất giày thể thao và nội thất ô tô. Một thương hiệu của Thụy Sĩ và các đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang nghiên cứu về Bananatex - một loại vải có khả năng phân hủy sinh học được làm từ lá chuối.

Tuy nhiên, không phải tất cả nhựa sinh học đều phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên. Một số loại nhựa như PLA (axit polylactic) cần được ủ trong công nghiệp ở nhiệt độ từ 35 - 60 độ C.

Theo Quỹ Heinrich Boll, hầu hết các loại nhựa có nguồn gốc sinh học đều không thể phân hủy sinh học hoặc ủ phân hoàn toàn. Do đó, bà Nathalie Gontard, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Quốc gia Pháp, đánh giá nhựa có nguồn gốc sinh học không mang lại lợi ích thực sự vì chúng không phân hủy tự nhiên mà phân hủy thành nhựa siêu nhỏ và nano.

Bà Gontard nhấn mạnh sự mơ hồ xung quanh thuật ngữ "phân hủy sinh học", lưu ý rằng các định nghĩa rất khác nhau. Một số vật liệu được coi là có thể phân hủy sinh học nếu chúng phân hủy trong vòng vài tháng hoặc vài năm, trong khi những vật liệu khác có thể mất nhiều thời gian hơn.

Mặc dù nhựa có nguồn gốc sinh học có thể làm giảm lượng khí thải CO2 trong ngành nhựa, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng nhu cầu tăng đối với đất nông nghiệp để trồng nguyên liệu thô có thể dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng đất hoặc nạn phá rừng, từ đó có nguy cơ làm tăng lượng khí thải CO2.

Bà Pauline Debrabandere từ tổ chức phi chính phủ Zero Waste nhấn mạnh rằng việc sản xuất nhựa sinh học chuyển gánh nặng sang đất nông nghiệp, vốn chủ yếu được sử dụng để sản xuất lương thực.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mây giống đĩa bay trên đỉnh núi Chứa Chan

Mây giống đĩa bay trên đỉnh núi Chứa Chan

Những đám mây bao trùm trên đỉnh núi Chứa Chan như hình đĩa bay khiến nhiều người dân thích thú.

Đăng ngày: 01/11/2024
Cảnh tượng tàn khốc ở Tây Ban Nha sau trận lũ quét dữ dội, chính phủ tuyên bố 3 ngày Quốc tang

Cảnh tượng tàn khốc ở Tây Ban Nha sau trận lũ quét dữ dội, chính phủ tuyên bố 3 ngày Quốc tang

Tây Ban Nha đã gánh chịu những tổn thất nặng về sau đợt lũ quét kinh hoàng nhất lịch sử.

Đăng ngày: 31/10/2024
Sâu bột - giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa

Sâu bột - giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa

Các nhà khoa học ICIPE đã phát hiện ấu trùng của một loài bọ cánh cứng, có tên khoa học là Alphitobius, có khả năng tiêu thụ nhựa - vốn là yếu tố gây ô nhiễm môi trường toàn cầu.

Đăng ngày: 31/10/2024
Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?

Dự kiến vào giữa tuần sau, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, khiến nền nhiệt giảm sâu và có khả năng xuất hiện rét đậm diện rộng.

Đăng ngày: 31/10/2024
Siêu bão Kong-rey gây kinh hãi với mắt bão khổng lồ

Siêu bão Kong-rey gây kinh hãi với mắt bão khổng lồ

Siêu bão Kong-rey có một trong những mắt bão lớn nhất từng ghi nhận trong lịch sử bão trên Trái đất, "cực kỳ khổng lồ".

Đăng ngày: 31/10/2024
Xử lý thế nào với bí ngô Halloween để tránh gây hại môi trường?

Xử lý thế nào với bí ngô Halloween để tránh gây hại môi trường?

Hàng năm, người Mỹ mua hàng chục triệu quả bí ngô Halloween. Nếu đem vứt chúng sẽ thải ra lượng khí methane rất lớn. Vậy nên xử lý thế nào?

Đăng ngày: 30/10/2024
Hơn 6 triệu tấn rác thải nhựa đang trôi nổi trong hệ thống sông, hồ và đại dương

Hơn 6 triệu tấn rác thải nhựa đang trôi nổi trong hệ thống sông, hồ và đại dương

Khối lượng rác thải nhựa trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong vòng 20 năm, từ 156 triệu tấn của năm 2000 lên 353 triệu tấn vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng gần gấp 3 lần lên hơn 1 tỷ tấn vào năm 2060.

Đăng ngày: 30/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News