Tim hiểu các Vua Hùng sống thọ hơn 150 tuổi?

Sự thật về 18 đời Vua Hùng đến nay vẫn còn là ẩn số đối với lịch sử Việt Nam, cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm để thống nhất.

Lịch sử các dân tộc thường bắt nguồn từ những câu chuyện, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Kinh Dương Vương có phải Hùng Vương?

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thần tích tại lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ (xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cùng nhiều cuốn sách khác cho biết Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, sau được phong làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỷ.

Sau này, vua lấy con gái Động Đình Quân tên Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân - tên húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương.

1. Kinh Dương Vương
2. Hùng Hiền Vương
3. Hùng Lân Vương
4. Hùng Việp Vương
5. Hùng Hi Vương
6. Hùng Huy Vương
7. Hùng Chiêu Vương
8. Hùng Vĩ Vương
9. Hùng Định Vương
10. Hùng Hi Vương
11. Hùng Trinh Vương
12. Hùng Vũ Vương
13. Hùng Việt Vương
14. Hùng Anh Vương
15. Hùng Triêu Vương
16. Hùng Tạo Vương
17. Hùng Nghị Vương
18. Hùng Duệ Vương

Cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hùng Vương là con Lạc Long Quân (không rõ tên húy), đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu Văn Lang. Các vua Hùng truyền ngôi được tất cả 18 đời.

Như vậy, chiếu theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hùng Vương thứ nhất xét về vai vế là cháu của Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân tuy cùng làm vua nhưng không phải là Hùng Vương.

Tuy nhiên, trong cuốn Thế thứ các triều vua Việt Nam, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã chỉ đích danh Kinh Dương Vương là Hùng Vương thứ nhất, Lạc Long Quân là Hùng Vương thứ hai.

Các vua Hùng thọ hơn 150 tuổi?

Theo một số tài liệu lịch sử, tính từ thời điểm Kinh Dương Vươn lên ngôi năm 2879 TCN cho đến hết thời Hùng Vương năm 258 TCN, kéo dài tới 2.622 năm.

Như vậy, 18 đời vua Hùng trị vì 2.622 năm, tính trung bình mỗi vị vua trị vì hơn 145 năm? Con số này có nhiều giả thiết khác nhau, nhiều ý kiến hoài nghi.

Trong cuốn Việt Sử tiêu án viết năm 1775, tác giả Ngô Thì Sĩ tỏ ra băn khoăn: "Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được?".

Tim hiểu các Vua Hùng sống thọ hơn 150 tuổi?
Tượng chân dung các Vua Hùng. Ảnh: Tư liệu.​​​​​

Trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng cho rằng: Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được hơn 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa cũng khó lòng có nhiều người sống lâu được như vậy”.

Tác giả Nguyễn Khắc Thuần trong cuốn Thế thứ các triều vua Việt Nam viết: "18 đời nối nhau trị vì 2.622 năm là những con số rất khó thuyết phục người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với người Việt, số 9 là số thiêng, các bội số của số 9 (như 18, 36, 72, 99) cũng là những số thiêng tương tự. Cho nên, con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều ngọc phả nói tới cũng chỉ là ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó".

Rõ ràng, xét trong mọi bối cảnh, 18 đời Vua Hùng trị vì đất nước tới 2.622 năm gần như là không thể. Vậy vì sao lại xuất hiện những con số này, được nhân dân nghìn đời tin theo?

Căn cứ một số thần tích, ngọc phả, một số nhà sử học nêu quan điểm: 18 đời Vua Hùng có thể không phải 18 vị vua cụ thể, đó có thể là 18 nhành chi.

Theo bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm 980 dưới triều vua Lê Đại Hành, không phải 18 đời Vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua. Tân đính Lĩnh Nam chích quái thời Hậu Lê cũng viết là 18 ngành vua Hùng, không phải 18 vị vua.

Quan điểm của các nhà sử học

Giống như các tác giả thời phong kiến, nhà sử học hiện nay cũng có những quan điểm khác nhau về thời đại các Vua Hùng.

Theo nhà nguyên cứu Bùi Quang Thanh (hiện công tác ở Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam), lịch sử bất cứ nước nào cũng bắt đầu từ kho tàng huyền thoại và truyền thuyết.

Kinh Dương Vương hay Lạc Long Quân, Âu Cơ đều là nhân vật huyền thoại. Việc ghi nhớ đến những nhân vật này là sự tưởng niệm nguồn gốc xa xưa của tổ tiên, cội nguồn dân tộc.

Tim hiểu các Vua Hùng sống thọ hơn 150 tuổi?
Lễ hội Kinh Dương Vương hàng năm được tổ chức tại Thuận Thành (Bắc Ninh) - nơi có lăng mộ và đền thờ của vua. Ảnh: Báo Bắc Ninh.​​​​​

Trong lịch sử của bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới thời cổ đại, đều có hai mốc lịch sử quan trọng.

Thứ nhất là sự xuất hiện của con người trên lãnh thổ nước đó, mốc mở đầu lịch sử gắn liền cuộc sống của con người.

Thứ hai là sự hình thành nhà nước đầu tiên khi cư dân nước đó bắt đầu tập hợp thành cộng đồng quốc gia, mở đầu lịch sử dựng nước và giữ nước.

Theo GS Phan Huy Lê, những huyền thoại, truyền thuyết thời trước Hùng Vương phản ánh lịch sử thời tiền sử, trong đó có sự xuất hiện của con người và nguồn gốc của tổ tiên. Truyện Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân - Âu Cơ là huyền thoại phản ánh cội nguồn của dân tộc.

Theo quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc, chỉ nên dừng lại thời Vua Hùng, không nên tìm hiểu sâu về chuyện trước đó, không cần thiết. "Nếu lần ngược lên không biết đi đến đâu cả".

Trong cuốn Hỏi gì đáp nấy do NXB trẻ ấn hành năm 2010, GS Nguyễn Lân Dũng viết: "Thật ra 18 đời vua chỉ là con số biểu trưng, có nghĩa nhiều đời, truyền nối lâu dài. Không ai biết được 18 đời Vua Hùng có tên là gì đâu, đừng cất công tìm vô ích".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự tích ông Công ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

Đăng ngày: 28/01/2019
48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam

48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam

Sài Gòn những giờ phút cuối của cuộc chiến tranh bao trùm một không khí "vừa thanh thản vừa sợ hãi" khi hàng nghìn người tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn.

Đăng ngày: 30/04/2018
Ai chọn 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Ai chọn 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ truyền thống có từ lâu đời của dân tộc ta. Ai là người đã quyết định lấy 10/3 là ngày giỗ tổ của người Việt?

Đăng ngày: 25/04/2018
Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5

Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5

Ngoài 30/4 là ngày lễ lớn ở Việt Nam thì sau năm 1886 cả thể giới có thêm ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động và ngày 1/5 cũng là lễ lớn ớ Việt Nam sau này.

Đăng ngày: 19/04/2018
10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ bao la. Ông là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba được cả thế giới biết đến nhưng cuộc đời ông còn không ít những bí ẩn chưa lời giải đáp. Cùng tìm hiểu về những sự thật bất ngờ về vị Khả hãn Mông Cổ tài ba nhưng khét tiếng tàn bạo này.

Đăng ngày: 30/03/2018
Những cái chết “kinh thiên động địa” của hoàng đế Trung Quốc

Những cái chết “kinh thiên động địa” của hoàng đế Trung Quốc

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc từng ghi nhận những trường hợp hoàng đế có cái chết thật kỳ quái, khác người với những lý do không ai ngờ tới.

Đăng ngày: 11/03/2018
Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

Cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên kiêm nhà toán học Hedy Lamarr

Hedy Lamarr là nữ diễn viên, ngôi sao điện ảnh, nhà toán học người Mỹ gốc Áo, bà cũng là nhà phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổ và nhảy tần sơ khai, thứ cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay còn được gọi là sóng vô tuyến.

Đăng ngày: 11/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News