Tìm hiểu cách người Do Thái dạy con giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng sinh tồn, không chỉ vì kỹ năng này liên quan đến việc thực hiện lý tưởng mà còn liên quan đến sự phát triển cá tính và chỉ số hạnh phúc của một người.
Các bậc cha mẹ Do Thái vẫn luôn nhắc nhở con cái mình: "Chỉ biết cắm đầu cắm cổ làm là chưa đủ". Phụ huynh Israel đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, trao đổi của trẻ.
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong giáo dục sinh tồn của người Do Thái bên cạnh dạy trẻ quản lý tài sản, dạy tự lập, kỹ năng quản lý, vượt khó.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên
Một nhà tâm lý học trẻ em người Do Thái cho rằng: "Một đứa trẻ có kỹ năng giao tiếp kém có nhiều thiếu sót hơn so với một đứa trẻ chưa từng bước chân vào giảng đường đại học". Một người con được cha mẹ quá nuông chiều, bao bọc sẽ khó hóa nhập với xã hội.
Anh ta sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như: Không biết giao lưu, hợp tác với người khác, ngay cả khi đi tìm việc cũng không biết cách để quảng bá hình ảnh cá nhân, vì anh ta chỉ biết ứng xử trong một phạm vi hẹp là gia đình mà không biết đến đạo đối nhân xử thế với hầu hết mọi người trong xã hội.
Chúng ta giao tiếp với con như thế nào thì con sẽ giao tiếp với người khác như thế.
Muốn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con không phải đơn giản là cứ đẩy chúng ra ngoài xã hội là được, không can thiệp vào những mâu thuẫn của con cũng không có nghĩa là chúng ta khoanh tay ngồi nhìn, mặc con muốn làm gì thì làm. Kể từ ngày đầu tiên chào đời, con cái đã bắt đầu hoạt động giao tiếp xã hội, đối tượng giao tiếp đầu tiên của chúng chính là chúng ta, những người làm cha làm mẹ của chúng.
Chúng ta giao tiếp với con như thế nào thì con sẽ giao tiếp với người khác như thế, chúng ta xử lý mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái như thế nào thì con cái sẽ xử lý mâu thuẫn giữa chúng và người khác như thế. Xét từ góc độ này, chúng ta là người thầy huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho con, là khuôn mẫu cho hành vi giao tiếp của chúng.
Phương pháp giáo dục con cái để xây dựng các mối quan hệ xã hội của người Do Thái cũng rất đáng để chúng ta tham khảo. Theo họ, nhằm bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ, các bậc cha mẹ phải có tầm nhìn xa, nếu cha mẹ chỉ nghĩ rằng: "con tôi còn quá nhỏ, chưa cần thiết phải đưa ra yêu cầu với nó về phương diện này", thì đó là sơ ý của họ, hay nói cách khác là cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình. Để đến khi con cái hình thành độ lỳ trong tính cách, cha mẹ muốn sửa cũng đã muộn. Vì vậy, bản thân những người làm cha mẹ phải sớm vạch ra một kế hoạch tốt đẹp và thực hiện nó một cách hiệu quả, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con nhiều hơn nữa.
Phụ huynh Israel tuyệt đối không "nuôi nhốt" con trẻ, không ra mặt thay chúng, trước khi con cái ý thức được mình nên rời xa cha mẹ, họ sẽ chủ động rời xa chúng trước, khuyến khích con cái bước ra khỏi nhà, gạt bỏ sự tự ti, học cách giao tiếp với người khác, hướng tới thế giới tuyệt vời bên ngoài.
Kết hợp cùng nhà trường
Dưới sự kêu gọi và kiến nghị của các bậc phụ huynh, nhà trường Israel bắt đầu triển khai các bài giảng về diễn thuyết trước đám đông của học sinh lớp hai, bồi dưỡng kỹ năng diễn đạt để sau này lớn lên các em dám thể hiện quan điểm của mình.
Bên cạnh đó nhà trường còn khuyến khích học sinh đi quyên góp tiền ở những cửa hàng trong khu vực lân cận, các em cần khắc phục tính rụt rè, nhút nhát của mình, mạnh dạn giới thiệu với mọi người tên mình là gì, từ trường nào đến, mục đích quyên góp là gì, cần bao nhiêu tiền, hy vọng nhận được sự giúp đỡ....
Kỹ năng giao tiếp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng sinh tồn.
Mỗi học sinh đều phải dự trù hàng loạt phương án thuyết phục người khác, dĩ nhiên những phương án này phải đủ làm người khác cảm động. Cuối cùng, nhà trường sẽ tổng kết hoạt động và đánh giá cho điểm, qua đây học sinh được rèn luyện kỹ năng trao đổi, giao tiếp. Trong khi đó phụ huynh một số nước châu Á như Việt Nam thường dồn hết tâm trí vào điểm số của con em mình, phớt lờ việc rèn luyện khả năng chiến đấu thực tế dựa trên mối quan hệ giữa con người và con người.
Hai nguyên tắc giao tiếp của người Do Thái
Người Do Thái tin rằng, người thành công không hẳn vì chăm chỉ, chịu khó hơn người bình thường, tuy chăm chỉ, chịu khó cũng là một phần nỗ lực của họ, song đó không phải là nhân tố cơ bản dẫn đến thành công. Bởi một cá nhân dẫu có chuyên cần đến đâu cũng không cáng đáng được hết thảy mọi việc.
Với họ kỹ năng giao tiếp là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng sinh tồn, không chỉ vì kỹ năng này liên quan đến việc thực hiện lý tưởng của một người, mà nó còn liên quan đến sự phát triển cá tính và chỉ số hạnh phúc của con em họ. Mối quan hệ giữa con người và con người có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.
Một người có mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với mọi người xung quanh chắc chắn sẽ hạnh phúc, cá tính của anh ta cũng sẽ phát triển bình thường. Còn một người sống trong quan hệ bất hòa, căng thẳng sẽ làm giảm cảm giác hạnh phúc của mình cùng với đó là cảm giác cô độc, lẻ loi, tự ti và nghi hoặc dần xâm chiếm tâm hồn anh ta.
Người Do Thái có 2 nguyên tắc cơ bản về bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ở trẻ em và dạy con từ thủa nhỏ:
Một là phải lắng nghe lời đối phương nói với thời gian nhiều hơn gấp đôi thời gian mình nói. Thứ hai là phải đưa ra nhiều câu hỏi, vì nhu cầu trao đổi thông tin và tri thức là khởi đầu của mối quan hệ giữa con người với con người.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới
Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại
Thời xa xưa, việc dùng phép thuật, bùa chú, lời nguyện được phát triển khắp các nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng con được ghi chép thành những cuốn sách ma thuật lưu truyền qua các thế hệ. Dưới đây là 5 cuốn bản thảo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới phép thuật cổ xưa.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?
