Tìm hiểu sức mạnh vươt trội của tiêm kích Su-35

Tiêm kích Su-35 của Nga được cho là vượt trội hơn hẳn so với các máy bay thế hệ thứ 4 hiện nay của phương Tây. Loại vũ khí quân sự này nhận được sự quan tâm từ nhiều cường quốc bao gồm Mỹ, Trung Quốc.

  • 20 chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay
  • Nga trình làng máy bay chiến đấu tàng hình mới

Sức mạnh tiêm kích Su-35 của Không quân Nga đã khiến các phi công lái F-22, F-35 của Mỹ cũng phải bày tỏ sự lo ngại, sợ sệt. Đợt cuối năm 2014, khi trao đổi về máy bay chiến đấu thế hệ mới, một quan chức cấp cao của Quân đội Mỹ đã dành những lời khen “có cánh” với tiêm kích Su-35 của Không quân Nga.

Một phi công Hải quân Mỹ lái F/A-18 Super Hornet đưa ra nhận định: “Su-35 có thể thắng hầu hết các loại máy bay chiến đấu của Mỹ. Chỉ có tiêm kích tàng hình F-35 là có thể hi vọng vào tính năng tàng hình và khả năng xử lý tổng hợp của hệ thống cảm biến”.

Tìm hiểu sức mạnh vươt trội của tiêm kích Su-35
Phi công Mỹ 'chết khiếp' tiêm kích Su-35 của không quân Nga

Một sĩ quan không quân có kinh nghiệm lái máy bay chiến đấu F-35 cho biết thêm: “Su-35 có thể có khả năng bay với tốc độ nhanh ở độ cao lớn là một lo ngại không hề nhỏ với các loại chiến đấu cơ của Mỹ, bao gồm cả F-35. Su-35 có thể phóng tên lửa khi đang bay ở tốc độ siêu âm Mach 1,5 trong khi với F-35 là Mach 0,9”.

Bên cạnh đó, Su-35 được phát triển dựa trên nền tảng khung thân tiêm kích đa năng Su-27 Flanker vốn đã rất mạnh. Trong nhiều khía cạnh, hiệu suất khí động học của Su-27 cũng đã cho thấy sự vượt trội hơn máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ.

Từ lý thuyết, một máy bay mạnh là máy bay có động cơ lớn, khả năng bay xa và thiết bị điện tử hàng không rất tốt. Nó có một radar mạng pha quét điện tử thụ động, có khả năng tấn công mạnh và thiết bị gây nhiễu tuyệt vời”, một phi công có kinh nghiệm lái F-22 của Mỹ nói.

Không chỉ có ưu thế về cơ động, vũ khí, máy bay chiến đấu Su-35 còn được trang bị khả năng tấn công điện tử mạnh mẽ có thể tác động lên các hệ thống radar của Mỹ, phương Tây. Loại vũ khí quân sự này có thể làm mù radar chủ động trên các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 của Không quân Mỹ.

Tìm hiểu sức mạnh vươt trội của tiêm kích Su-35
Indonesia dự định ‘thay máu’ không quân bằng tiêm kích Su-35 Nga

Đặc biệt, chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35 còn có khả năng tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại mạnh, đặt ra trở ngại lớn cho máy bay chiến đấu của phương Tây. “Su-35 còn được trang bị tổ hợp trinh sát quang-hồng ngoại có thể giúp nó phát hiện máy bay khác, hữu ích cho việc trinh sát từ xa”, phi công máy bay F/A-18 của Mỹ nói.

Một ưu thế lớn khác của Su-35 là khả năng mang tên lửa không đối không hạng nặng. “Đặc điểm đặc biệt của Su-35 là nó giống một xe tải cao cấp. Nó có thể mang được vũ khí không đối không nặng 1 tấn tham gia chiến đấu”, sĩ quan Hải quân Mỹ nói.

Không quân Indonesia đã quyết định thay thế các tiêm kích F-5 của Mỹ bằng các tiêm kích đa năng mới, trong đó tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Nga là ứng viên sáng giá nhất. Trang tin quân sự Jane dẫn lời Tư lệnh Không quân Indonesia, Thượng tướng Agus Supriatna cho biết: “Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ đáp ứng nguyện vọng mua tiêm kích Su-35 . Chúng tôi - với tư cách là người sử dụng máy bay chiến đấu - muốn có được các tiêm kích hiện đại hơn thế hệ 4++”.

Trước đó, tại một hội nghị của Không quân Indonesia, Tướng Supriatna tuyên bố, Su-35 hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu về vũ khí của Không quân Indonesia. Ông cũng bày tỏ hy vọng, lãnh đạo Indonesia sẽ nhanh chóng quyết định mua một lô Su-35. “Chúng tôi hy vọng rằng, các chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi sẽ không gặp khó khăn gì với việc bảo dưỡng các máy bay này”, Tướng Supriatna nói.

Tìm hiểu sức mạnh vươt trội của tiêm kích Su-35
Trung Quốc có thể nhận tiêm kích Su-35 vào năm 2018

Su-35 là máy bay tiêm kích đa nhiệm tầm xa thuộc thế hệ 4++. Tốc độ tối đa của chiếc Su-35 có thể lên tới 2.500km/h và tầm hoạt động vào khoảng 3.500km. Vũ khí của Su-35 là một súng đại bác bắn nhanh 30mm và 12 giá treo vũ khí bao gồm các loại bom, tên lửa có điều khiển hoặc thông thường.

Các chuyên gia quân sự đánh giá tính năng của Su-35 sẽ vượt trội hơn hẳn so với các máy bay thế hệ 4 hiện nay của phương Tây và là đối thủ đáng gờm của “Thú ăn thịt” F-22 của Mỹ.

Bên cạnh đó, loại máy bay chiến đấu “quái vật” này của Nga cũng thu hút được sự quan tâm từ quân đội Trung Quốc. Trung Quốc có thể sẽ trang bị tiêm kích Su-35 của Nga từ năm 2018, khi hợp đồng mua loại chiến đấu cơ này đã được xác nhận, theo báo cáo của Lầu Năm Góc ngày 8/5.

Trang tin Nga Lenta ngày 9/5 cho biết báo cáo công bố ngày 8/5 của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhận xét rằng để củng cố hơn nữa sức mạnh của lực lượng không quân chiến thuật, Trung Quốc sẽ trang bị loại tiêm kích Su-35 của Nga với hệ thống radar mảng pha chủ động tiên tiến IRBIS-e. Các chiến đấu cơ này sẽ phục vụ trong không quân Trung Quốc từ năm 2018.

Vào tháng 5/2014, Chủ tịch tập đoàn sản xuất máy bay chiến đấu của Nga (UAC), ông Mikhail Pogosyan cho biết Bắc Kinh dự định mua một số lượng lớn tiêm kích Su-35. Đến tháng 10/2014, phó Thủ tướng Nga, Dmitry Rogozin xác nhận Nga sẽ ký hợp đồng bán cho Trung Quốc 24 chiếc Su-35.

  • Tìm hiểu F-22, loại máy bay cấm xuất khẩu của Mỹ
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News