Tìm kiếm sự thật về lăng mộ Tào Tháo

Nhân vật Ngụy Vương Tào Tháo, nhà chính trị - quân sự lỗi lạc, “đại gian hùng” thời Đông Hán một lần nữa lại khuấy đảo giới học thuật Trung Quốc khi các nhà khảo cổ học tuyên bố phát hiện ra lăng mộ của ông tại khu Cao Lăng, làng Tây Cao Huyệt, gần thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam - Trung Quốc.

Mấy ngày qua, tuyên bố trên dẫn đến những cuộc tranh luận “nảy lửa” của các nhà khoa học và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông và dư luận. Vậy, đây có thực sự là “nơi an nghỉ cuối cùng” của Ngụy Vương Tào Tháo?

Vén bức màn sương

Ông Phan Vĩ Bân, người đứng đầu nhóm khai quật mộ, khẳng định: Không còn nghi ngờ gì, đây là nơi yên nghỉ của Nguỵ Vương Tào Tháo. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 250 di vật, trong đó, có 7 chiếc đĩa khác khắc tên của các vũ khí mà Tào Tháo thường sử dụng.

Đáng chú ý là tấm bia đá khắc dòng chữ “Ngụy Vương” (tức Tào Tháo) được tịch thu từ những kẻ trộm lăng mộ này trước đó. Giáo sư Tề Đông Phương, Học viện Khảo cổ Đại học Bắc Kinh cho rằng, Tào Tháo được phong tước hiệu Ngụy Vương sau khi chết, do vậy nhận định trên hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, giáo sư Hách Bản Tình, Uỷ viên Uỷ ban Khảo cổ Trung Quốc cho rằng, tấm bia trên không đủ căn cứ để khẳng định thân phận chủ nhân ngôi mộ. “Chúng ta không thể dùng lối suy luận của hiện tại để áp đặt cho lịch sử”, giáo sư Hách nói.


Khu Cao Lăng, được cho là lăng mộ của Tào Tháo.

Theo ông, thời Tây Hán đến Đông Hán không có tập tục xây lăng mộ, người chết chỉ được địa táng, đắp ụ nhỏ và có bia để đánh dấu, xác định thân phận của chủ nhân. Tào Tháo chết vào thời Đông Hán, thời kỳ bãi bỏ việc dùng bia mộ và tục xây lăng mộ thì chưa xuất hiện.

Hơn nữa, khi còn đương quyền, Tào Tháo nhiều lần căn dặn thuộc cấp và để lại di chúc yều cầu được mai táng giản tiện, không phô trương lãng phí: “Liệm dĩ thời phục, vô tàng kim bảo, trân bảo” - Khi liệm dùng quần áo thường ngày, không chôn theo vàng bạc, báu vật.


Hiện vật tìm thấy ở khu Cao Lăng.

Theo giáo sư Hách, khi Tào Tháo chết, con trai là Tào Phi đã nghiêm thủ theo di chúc của cha. “Vì vậy, Tào Tháo không có lăng mộ. Trong các văn bản cổ của Trung Quốc cũng không có tài liệu nào ghi chép về lăng mộ của Tào Tháo”, giáo sư Hách Bản Tình khẳng định.

Chuyên gia nghiên cứu văn học cổ ở ĐH Nhân Dân, ông Viên Tế Hỉ cũng cho rằng, vị trí của ngôi mộ không giống như những ghi chép lịch sử thời đó. Hơn nữa, ngôi mộ từng bị nhiều kẻ săn tìm cổ vật xâm phạm trước khi các nhà khảo cổ khai quật. Vì thế, những cổ vật được tìm thấy có thể là giả và không đủ để thuyết phục đây là mộ của Tào Tháo.

Xét nghiệm ADN không dễ

Giáo sư Cao Mông Hà, Phó chủ nhiệm khoa Khảo cổ và Bảo tàng, Đại học Phúc Đán cũng chung quan điểm này: Hiện tại, chỉ nên coi đây là những nhận định sơ bộ, chứ vẫn còn quá sớm để nói đây là mộ của nhà quân sự tài ba thời Đông Hán. Ông kêu gọi lấy mẫu ADN từ sọ hài cốt được tìm thấy và so sánh với hậu duệ của Tào Tháo.

Thử nghiệm ADN sẽ là một trong những biện pháp tin cậy và thuyết phục nhất về chủ nhân ngôi mộ. Nhiều nhà khoa học nhất trí với ý kiến của giáo sư Cao Mông Hà, có thể căn cứ vào gia phả của dòng họ Tào, tìm hậu duệ Tào Tháo, đối chiếu ADN để xác định có đúng hài cốt nằm trong lăng mộ là Tào Tháo hay không.


Cửa vào lăng mộ Tào Tháo.

Ông Trần Lập Trụ, Phó ban Nghiên cứu lịch sử Viện Khoa học xã hội An Huy cho biết tộc phả của họ Tào ở Hào Châu vẫn còn nguyên vẹn và có ghi chép từ trước đời Tào Tháo.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Đặng Á Quân, chủ nhiệm Trung tâm Xác định vật chứng tư pháp Hoa Đại Phương Thuỵ - Bắc Kinh, đó là điều không thể. “Gia phả các dòng họ của Trung Quốc chỉ ghi chép về con trai của dòng họ, mà di truyền học khẳng định chuỗi ADN chủ yếu di truyền theo mẫu hệ. Nếu có tìm thấy hậu duệ của Tào Tháo cũng chỉ lấy được số ít hạt, chứ không thể lấy được chuỗi ADN. Hơn nữa, trải qua hơn 2.000 năm, dòng họ Tào đã có mấy chục đời, sự biến đổi gene là không tránh khỏi. Kết quả đối chiếu sẽ không chính xác. Một trở ngại lớn nữa cho quá trình xét nghiệm ADN là, xương cốt được cho là của Tào Tháo cũng đã bị phân huỷ nhiều”.

Truy tìm hậu duệ

Hiện tại, giới khảo cổ đã tính đến ba phương án xét nghiệm ADN. Thứ nhất, có thể tìm lại con cháu Nguỵ Vương đang sống để xét nghiệm ADN.

Hai là, lấy mẫu ADN từ khu mộ gia tộc họ Tào ở Hào Châu, An Huy - quê hương Tào Tháo. Phương án thứ ba có vẻ khả dĩ hơn, lấy mẫu ADN từ chính di cốt Tào Thực, con trai Tào Tháo mà mộ phần đã được đã khai quật và công nhận ở Sơn Đông.

Sở Nghiên cứu văn vật khảo cổ Hà Nam, đơn vị chủ quản hoạt động khai quật trên, một mặt đang cố tìm kiếm các hiện vật làm vật chứng, mặt khác xây dựng phương án “truy tìm” hậu duệ Tào Tháo để thử nghiệm AND.

Nhưng việc này cũng gặp không ít khó khăn. Mục tiêu đầu tiên được hướng tới chính là hậu duệ họ Tào ở Hào Châu, An Huy, nơi có quần thể hơn 100 ngôi mộ dòng họ Tào. Xét về thế hệ, những người nằm dưới những mộ này gần Tào Tháo hơn rất nhiều so với việc tìm hậu duệ đang còn sống của ông. Vì vậy việc giám định sẽ có sức thuyết phục hơn.

Theo ông Triệu Uy, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Du lịch TP Hào Châu kiêm Hội trưởng Hội Nghiên cứu Tào Tháo, chính quyền TP Hào Châu sẵn sàng khai quật một ngôi mộ trong quần thể mộ chí họ Tào ở TP này để lấy mẫu AND làm xét nghiệm nếu nhà nước cho phép và các nhà khảo cổ yêu cầu. Tuy nhiên, với thời gian quá dài như thế, có thể lấy được AND mà xét nghiệm hay không, còn tùy theo hiện trạng di cốt.

Ông Uy cũng cho biết: Theo các tài liệu nghiên cứu, con cháu Tào Tháo hiện nay sống rải rác ở các địa phương như: Hứa Xương, Lạc Dương và cả An Dương của Hà Nam, Sơn Đông, Ma Cao…

Từ khóa liên quan:

khảo cổ

lăng mộ

tào tháo

adn

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News