Tìm ra cách chữa hôi miệng buổi sáng nhờ "lấy độc trị độc"

Các nhà nghiên cứu phát hiện, thủ phạm khiến chúng ta có hơi thở kém thơm tho sau khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể lại chính là thứ giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng này tốt hơn nước súc miệng.

Cơ thể của người dung chứa hàng ngàn tỉ vi sinh vật và một phần trong số chúng đang cư trú bên trong miệng ẩm ướt của chúng ta. Tuy nhiên, trong khi ngủ, miệng của chúng ta thường khô dần và điều đó có thể giết chết một số vi khuẩn có ích. Thiếu vắng chúng, các vi khuẩn phát thải khí gây mùi hôi sinh sôi phát triển. Đây là lí do tại sao thỉnh thoảng chúng ta lại thức dậy với miệng bốc mùi khó chịu.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp: vi khuẩn Streptococcus salivarius K12. Họ cho rằng, chủng vi khuẩn này có thể sớm được dùng dưới dạng một viên thuốc ngậm hoặc thuốc xịt và được sử dụng như thuốc kháng sinh hay hỗn hợp các vi khuẩn có lợi nhằm hạ gục những vi khuẩn bất lợi gây hôi miệng.


Việc cho thêm vi khuẩn bằng thuốc ngậm đã làm giảm tình trạng hơi thở bốc mùi khó chịu tốt hơn việc chỉ dùng nước súc miệng.

Sự cân bằng phức tạp giữa các vi sinh vật sống bên trong mỗi chúng ta, gọi chung là quần thể vi sinh vật (microbiome), giúp duy trì hoạt động của cơ thể chúng ta. Đáng tiếc là, khi chúng ta uống kháng sinh hoặc sử dụng một loại nước rửa tay kháng khuẩn, những hành động này có thể loại bỏ nhiều vi sinh vật có lợi, phá vỡ sự cân bằng trong quần thể vi sinh vật của cơ thể chúng ta.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đang khám phá những cách thức giải quyết vấn đề đó và đặc biệt quan tâm đến chủng vi khuẩn S. salivarius K12. Một nghiên cứu năm 2006 đối với những người mắc chứng hôi miệng phát hiện, các đối tượng được cho dùng viên ngậm S. salivarius K12 có hơi thở ít bốc mùi hơn.

Bước tiếp theo, các đối tượng nghiên cứu bắt đầu sử dụng một loại nước kháng khuẩn trước khi ngậm một viên thuốc giả dược hoặc một viên thuốc chứa S. salivarius K12. Kết quả hé lộ, việc cho thêm vi khuẩn bằng thuốc ngậm đã làm giảm tình trạng hơi thở bốc mùi khó chịu tốt hơn việc chỉ dùng nước súc miệng.

Một nghiên cứu khác năm 2011 cũng đã cho thấy sự an toàn của lợi khuẩn. Mặc dù vậy, chúng ta nhiều khả năng vẫn cần các nghiên cứu lớn hơn trước khi có thể bắt đầu đưa thêm các liều vi khuẩn vào cơ thể mình.

Lý tưởng nhất, S. salivarius K12 có thể được dùng kèm các nước sức miệng kháng khuẩn, loại sản phẩm loại bỏ mọi vi sinh vật, cả tốt lẫn xấu, trong miệng của chúng ta. Trang Business Insider dẫn lời Andrea Azcarate-Peril, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Microbiome thuộc Đại học North Carolina (Mỹ) lưu ý thêm rằng, các dung dịch kháng khuẩn giống như nước súc miệng và gel rửa tay khô đang bị lạm dụng nhiều đến mức chúng có thể gây hại nhiều hơn lợi.


Các lợi khuẩn không phải là giải pháp hoàn hảo, ít nhất trong hiện tại.

Ngoài ra, các lợi khuẩn không phải là giải pháp hoàn hảo, ít nhất trong hiện tại. Chúng ta vẫn chưa biết mọi thứ về các vi khuẩn trong cơ thể mình và không phải mọi lợi khuẩn đều có tác dụng với mọi người. Bên cạnh đó, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa kiểm soát các sản phẩm lợi khuẩn, nên hiện tương đối khó để biết liệu các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn mà mọi người đang dùng có thực sự phát huy hiệu quả như quảng cáo hay không.

Ngay cả trong tình trạng như vậy, ngành công nghiệp lợi khuẩn cũng đang không ngừng mở rộng. Susan Perkins, một trong các chuyên gia phụ trách triển lãm về microbiome tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ, bày tỏ bà sẽ không ngạc nhiên nếu con người bắt đầu sử dụng vi khuẩn để chữa trị hôi miệng vào buổi sáng trong vòng một năm nữa. Bà Perkins thậm chí còn để cập đến khả năng các lợi khuẩn cuối cùng sẽ được dùng để chữa trị mọi thứ, từ ung thư tới mùi hôi cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News