Tìm ra chìa khóa mới cho du hành vũ trụ siêu thanh

Thí nghiệm mới về hiện tượng kích nổ mở ra cơ hội phát triển phương tiện du hành không gian bay nhanh gấp 17 lần tốc độ âm thanh.

Kích nổ là loại vụ nổ mạnh mẽ, truyền sóng nhanh hơn cả tốc độ âm thanh. Các nhà khoa học từ lâu đã muốn chế tạo phương tiện bay có thể khai thác nguồn năng lượng khổng lồ này bởi nó có thể giúp chúng ta bay từ New York đến London trong vòng chưa đầy một giờ. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để kiểm soát các vụ nổ như vậy và kéo dài chúng một cách ổn định. Sóng kích nổ hiện nay chỉ tồn tại trong vài mili giây.


Mô phỏng tàu du hành không gian sử dụng động cơ siêu thanh dựa trên kích nổ. (Ảnh: UCF).

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Đại học Central Florida (UCF) của Mỹ dường như đã tìm ra cách để giải quyết những thách thức này. "Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là kiểm soát sự kích nổ bằng cách đóng băng nó trong không gian để khai thác năng lượng", trưởng nhóm nghiên cứu Kareem Ahmed cho biết.

Về mặt lý thuyết, một vụ nổ như vậy có thể đẩy tàu bay di chuyển nhanh gấp 17 lần tốc độ âm thanh, cho phép loại bỏ nhu cầu sử dụng tên lửa để đưa phương tiện thoát khỏi bầu khí quyển.

Để làm được điều đó nhóm nghiên cứu đã phát triển một buồng phản ứng siêu âm đặc biệt, được gọi là HyperREACT, có chiều dài gần 1 m. Nó giống như một cái ống rỗng được chia thành ba phần. Phần đầu tiên là buồng trộn dài 35 cm. Phần thứ hai là vòi phun hội tụ - phân kỳ, có vai trò bổ sung nhiên liệu hydro có độ tinh khiết cực cao lên tới 99,99% vào không khí nóng có áp suất cao. Phần cuối cùng là nơi thu nhận hỗn hợp không khí và nhiên liệu.

Thông qua hệ thống này, Ahmed cùng các cộng sự có thể tạo ra một sóng xung kích cực nhanh, khiến hỗn hợp phát nổ và tạo ra khí thải. Họ đã duy trì thành công độ dài của sóng kích nổ trong ba giây ở một vị trí cố định. "Đây là lần đầu tiên một vụ nổ như vậy được chứng minh là ổn định trong thực nghiệm", Ahmed nhấn mạnh.

Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu muốn tiếp tục tìm hiểu các hiện tượng một cách chi tiết hơn. Mục tiêu cuối cùng là phát triển động cơ đẩy siêu thanh dựa trên kích nổ, giúp hiện thực hóa giấc mơ du hành không gian nhanh hơn tốc độ âm thanh trong những thập kỷ tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News