Tìm ra động vật đầu tiên có thể “nhìn thấy” từ trường
Một số nhà nghiên cứu ở Đức tuyên bố, họ đã tìm thấy loài động vật có vú sở hữu cặp mắt có thể "thấy" từ trường. Đây được coi như là một nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực "giác quan thứ 6" bí ẩn.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng, những loài động vật như chim có thể cảm nhận được từ trường bằng một cách nào đó và sử dụng nó để điều hướng, trong khi một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra: loài chó cũng điều hướng bằng cách sử dụng nhận thức từ giác quan giả tương tự.
Loài chuột này có thể nhìn thấy từ trường.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, vi khuẩn từ tính (tên khoa học: magnetotactic bacteria) sống bên trong động vật có thể là tác nhân đứng đằng sau khả năng kỳ lạ này. Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, con người cũng có thể sở hữu giác quan thứ 6 từ tính.
Dẫu tất cả những giả định này khá lý thú, tuy nhiên, khoa học vẫn không thể giải thích được cơ chế sinh học nào đứng đằng sau khả năng "nhận thấy'" từ trường kỳ lạ này.
Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học tại Đại học Duisburg-Essen ở Đức vừa thực hiện một nghiên cứu dựa trên loài chuột dũi Ansell dị thường (Fukomys anselli), cho thấy cách những loài động vật di chuyển trong bóng đêm.
Loài chuột lông thú dạng hình trụ này thường hay trú dưới lòng đất và có bộ răng khổng lồ lộ ra trên đôi môi khép kín. Đôi mắt của chúng có đường kính chỉ 2mm và chủ yếu được sử dụng để phân biệt giữa ánh sáng và bóng tối.
"Chúng không định hướng bằng tầm nhìn", Kai Caspar, nhà động vật học và tác giả chính của nghiên cứu, cho hay. "Tầm nhìn gần như không quan trọng đối với chúng."
Loài chuột này thường hay trú dưới lòng đất và có bộ răng khổng lồ lộ ra trên đôi môi khép kín.
Để kiểm tra chính xác cách những con chuột dũi này di chuyển qua nhiều vùng sâu âm u, đen tối mà chúng coi như là nhà, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc phẫu thuật nhằm cắt bỏ phần mắt của chúng (một kỹ thuật phẫu thuật có tên là enucleation).
Thử nghiệm này được thực hiện trong vòng 18 tháng. Kết quả là, các con chuột đã bị cắt bỏ phần mắt hoạt động không khác gì so với những con chuột vẫn còn nguyên vẹn.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những khu đất làm tổ, có thể kiểm soát chính xác từ trường nhằm kiểm tra khả năng của 2 nhóm chuột này.
Kết quả là, những con chuột nguyên vẹn có thể trú ẩn như thông thường, nhưng các con chuột đã bị cắt bỏ phần mắt dường như lại trú vào những vị trí ngẫu nhiên. Điều đó cho thấy, bất kỳ cơ chế nào chịu trách nhiệm cho cảm nhận từ trường, nó đều nằm trong mắt.
"Chúng tôi kết luận, việc cắt bỏ đôi mắt đã dẫn đến sự suy giảm vĩnh viễn cho giác quan từ tính", nhóm nghiên cứu cho hay. "Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định cơ quan cảm nhận từ tính ở động vật có vú".
Caspar đề xuất thực hiện những thử nghiệm sâu hơn về đôi mắt của chuột dũi bằng kính hiển vi nhằm tìm ra chính xác vị trí các cơ quan thụ cảm này và cách chúng hoạt động.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
