Tìm ra loài cây chịu mặn hấp thụ hàng trăm tấn muối trên mỗi km2 đất
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm ra một giống cây chịu mặn cao, giúp cải tạo đất trồng ở khu tự trị Tân Cương.
Diện tích đất nhiễm mặn ở Tân Cương lên tới 110.000km2, chiếm 1/3 tổng diện tích đất nhiễm mặn của Trung Quốc, điều này đã hạn chế đáng kể sự phát triển bền vững của nông nghiệp trong khu vực.
Cây Suaeda salsa. (Ảnh: Bing Liu).
Kể từ đầu những năm 2000, Viện Địa lý và Sinh thái Tân Cương thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã nghiên cứu các khu vực nhiễm mặn trên khắp Tân Cương và tiến hành sàng lọc hàng trăm loài cây chịu mặn có khả hấp thụ muối và cải thiện chất lượng đất, cuối cùng họ tìm ra một giống cây cho hiệu quả cao có tên khoa học là Suaeda salsa.
Suaeda salsa là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền, với phạm vi phân bố trải dài từ Trung Âu, Đông Âu, đến Siberia và Trung Quốc. Chi Suaeda hiện có khoảng 110 loài được mô tả, hầu hết có môi trường sống giới hạn trong các vùng đất mặn hoặc đất kiềm.
Một khóm Suaeda salsa trồng thử nghiệm ở Nội Mông. (Ảnh: Bing Liu)
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm Suaeda salsa ở khu tự trị Tân Cương, Ninh Hạ và Nội Mông. Kết quả cho thấy chúng có thể hấp thụ và xử lý hàng trăm tấn muối trên mỗi km2 đất nhiễm mặn hàng năm. Một số vùng đất cằn cỗi nhiễm mặn-kiềm đã được chuyển đổi thành đất canh tác bình thường sau khi trồng Suaeda salsa từ ba đến bốn năm.
Viện Địa lý và Sinh thái Tân Cương còn phát hiện, Suaeda salsa có thể dùng làm rau và thức ăn gia súc, cũng như giúp phủ xanh đất nhiễm mặn-kiềm. Họ đã trao miễn phí hạt giống cho nông dân, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp với hy vọng sớm nhân rộng loài cây trồng chịu mặn đặc biệt này.
- Phát hiện loài thực vật mới có giá trị, cực kỳ nguy cấp tại vườn quốc gia Vũ Quang
- Người đàn ông vớ bẫm khi vào rừng và phát hiện hốc cây to có nước bên trong: Kết quả bắt không xuể!
- Sinh vật 2 tỉ tuổi làm mềm Trái đất, tạo nên nhiều dãy núi