Tìm ra loại rêu đặc biệt có thể ngăn ngập lụt

Theo nghiên cứu tại vườn quốc gia Peak District (Anh), rêu sphagnum có thể ngăn ngập lụt khi làm chậm tốc độ dòng chảy nước mưa đổ xuống hạ nguồn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại rêu đặc biệt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt đối với cộng đồng dân cư sống ở vùng đất thấp.


Rêu sphagnum có thể làm giảm lượng nước tối đa chảy vào sông sau một cơn bão. (Ảnh: Phil Noble / Reuters).

Các nhà khoa học đến từ tổ chức bảo tồn Moors for the Future Partnership đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 6 năm về rêu sphagnum. Kết quả cho thấy, việc trồng loại rêu này ở các khu vực đất cao có thể làm chậm đáng kể tốc độ chảy của nước từ sườn đồi, ngăn các lưu vực sông tràn bờ do nước dồn xuống hạ lưu.

Theo đó, rêu sphagnum làm giảm 65% đỉnh lưu lượng dòng chảy – lượng nước tối đa chảy vào sông sau cơn bão. Đồng thời, rêu sphagnum làm tăng độ trễ lên 680% – thời gian giữa trận mưa và nước mưa đổ vào hệ thống sông.

Hơn 50.000 cây rêu sphagnum đã được trồng trên Kinder Scout, điểm cao nhất trong vườn quốc gia Peak District (Anh) để các nhà nghiên cứu quan sát. Đây là một phần của “phòng thí nghiệm ngoài trời”.

Trước khi trồng rêu trên Kinder, bề mặt sườn đồi chỉ có than bùn trơ trụi, nghĩa là sau cơn mưa bão, nước mưa sẽ chảy thẳng xuống khiến cộng đồng dân cư ở các thung lũng hạ lưu dễ bị ngập lụt.

Việc trồng rêu sphagnum có thể mang lại những lợi ích sinh thái quan trọng. Loài rêu này có khả năng hấp thụ lượng nước gấp 20 lần trọng lượng của chúng. Nhờ đó, rêu sphagnum có thể giữ nhiều nước mưa ở thượng nguồn hơn và tiến vào lưu vực sông chậm rãi hơn, ngăn sông bị bị tràn bờ.

Bên cạnh đó, rêu sphagnum có thể giúp bảo vệ các lớp than bùn bên dưới, đồng thời tích tụ theo thời gian để tạo ra các lớp than bùn mới rất cần thiết để lưu trữ carbon.

Các nhà nghiên cứu cho biết, lợi ích của việc trồng rêu sphagnum sẽ được tăng cường theo thời gian khi cây phát triển. Việc trồng rêu có khả năng mang lại lợi ích toàn cầu về khí hậu, chất lượng nước và giảm bớt mức độ nghiêm trọng của ngập lụt.

Tom Spencer, cán bộ nghiên cứu của Moors for the Future Partnership, cho biết việc trồng rêu sphagnum có thể là “một công cụ hữu hiệu trong việc giảm thiểu rủi ro và mức độ nghiêm trọng của ngập lụt”, mang lại “lợi ích sâu rộng cho các cộng đồng dân cư ở khu vực hạ lưu”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News