Tìm ra "quái vật Frankenstein" tự ráp 2 mảnh thân lại để sống tiếp

Các nhà khoa học đã phát hiện ra thứ y như quái vật Frankenstein trong tiểu thuyết, được tạo nên từ 2 mảnh cơ thể lẽ ra đã chết.

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu ở Anh đã phát hiện một con sứa lược thuộc loài Mnemiopsis leidyi có hai mông, to lớn một cách kỳ lạ trong một đàn sứa được họ nuôi nhốt. Kết quả kiểm tra xác nhận nó là phiên bản đời thực của quái vật Frankenstein.

Frankenstein là nhân vật trong tiểu thuyết kinh dị cùng tên của nhà văn Mary Shelley, xuất bản năm 1818.

Trong câu chuyện hư cấu đó, nhà khoa học điên rồ Viktor Frankenstein đã tạo ra con quái vật được đặt tên theo họ của ông bằng cách ráp 7 mảnh thi thể được đánh cắp từ nghĩa địa lại với nhau, sau đó dùng sét để khiến nó sống dậy.

Tìm ra quái vật Frankenstein tự ráp 2 mảnh thân lại để sống tiếp
Một trong những con sứa "Frankenstein" mà các nhà khoa học đã xác định - (Ảnh: ĐẠI HỌC EXETER).

"Quái vật Frankenstein" mà các nhà nghiên cứu từ Đại học Exeter (Anh) tìm thấy đơn giản hơn một chút, được tạo nên chỉ từ 2 mảnh cơ thể của 2 con sứa bị thương rất nặng.

Điều ngạc nhiên là chúng không chỉ dính vào nhau như một cặp song sinh dính liền, mà đã hợp nhất cả hệ thần kinh và hầu hết hệ tiêu hóa, giúp tất cả các cơ trên cơ thể hoạt động đồng bộ như một cá thể duy nhất.

Quá trình này đã được bắt nguồn từ một thử nghiệm của nhóm tác giả này nhằm xác định các bằng chứng cho thấy mô của các con sứa lược dường như có thể sinh trưởng trên cơ thể nhau để chữa trị các vết thương.

Sứa lược vốn nổi tiếng về khả năng tự tái tạo cơ thể nếu sống sót qua những vết thương nặng, gây khiếm khuyết.

Họ đã làm bị thương một số con sứa, cắt một lát dọc theo thùy bên của mỗi con và giữ chúng riêng lẻ theo từng cặp qua đêm.

Ngày hôm sau, họ phát hiện 9/10 cặp đã hợp nhất liền mạch thành một cơ thể duy nhất.

Tuy vậy, việc chúng hợp nhất cả hệ thần kinh và tiêu hóa thành một cơ thể thống nhất vẫn là điều bất ngờ.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác nhận liệu những con sứa lược trong tự nhiên có làm được điều tương tự hay không.

Theo TS Kei Jokura, tác giả chính của nghiên cứu, khả năng của từng con sứa hợp nhất hoàn toàn với nhau cho thấy chúng không có cơ chế mà hầu hết các loài động vật khác sở hữu, giúp nhận biết thứ gì thuộc về bản thân, thứ gì không phải.

Đó là một cơ chế cần thiết cho sự sinh tồn của các sinh vật "cao cấp" như chúng ta, nhưng lại gây rắc rối khi hiến máu và nội tạng, ví dụ sự cần thiết tuân thủ quy tắc về nhóm máu khi cho nhận, các điều kiện phù hợp khi cho - nhận nội tạng, tình trạng thải ghép...

TS Jokura cho rằng loài sứa này có thể thiếu các gene cần thiết cho khả năng nhận biết thứ không phải thuộc về mình được ghép vào cơ thể, xét về vị trí của chúng trên cây tiến hóa.

Vì vậy, việc tìm ra các gene đặc biệt này và cả việc nghiên cứu về khả năng hợp nhất - tái tạo hệ thần kinh của Mnemiopsis leidyi - hứa hẹn đem lại nhiều giá trị cho lĩnh vực sinh học tiến hóa lẫn y học.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thứ bí ẩn “giống với sự sống” ở đáy Thái Bình Dương

Phát hiện thứ bí ẩn “giống với sự sống” ở đáy Thái Bình Dương

Các cấu trúc kỳ lạ bao quanh các lỗ thông thủy nhiệt dưới đại dương sâu có thể giúp chúng ta giải thích về nguồn gốc sự sống.

Đăng ngày: 09/10/2024
Cặp cá voi cách nhau gần 100km lặn cùng nhịp

Cặp cá voi cách nhau gần 100km lặn cùng nhịp

Hai con cá voi đầu cong ở vùng Bắc Cực đồng bộ hóa những chuyến lặn của mình, cho thấy khả năng liên lạc bằng âm thanh cực kỳ xa.

Đăng ngày: 08/10/2024
Sóng quái vật ở hẻm núi dưới biển lớn nhất châu Âu

Sóng quái vật ở hẻm núi dưới biển lớn nhất châu Âu

Mỗi năm, thị trấn Nazaré lại trải qua mùa sóng lớn khi nước có thể cuộn lên cao tới 30m.

Đăng ngày: 04/10/2024
Tàu Mỹ trở thành rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới

Tàu Mỹ trở thành rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới

Từng là tàu chở khách lớn nhất Mỹ, SS United States có thể được đánh chìm làm rạn san hô nhân tạo, mang lại lợi ích kinh tế, môi trường.

Đăng ngày: 04/10/2024
Cá mập sống sót sau khi bị cá kiếm đâm thủng đầu

Cá mập sống sót sau khi bị cá kiếm đâm thủng đầu

Các ngư dân ở Albania bắt được một con cá mập xanh với đoạn mỏ cá kiếm dài 18 cm trong hộp sọ, đánh dấu trường hợp đầu tiên cá mập sống sót sau vết thương như vậy.

Đăng ngày: 03/10/2024
Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh

Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh

Siphonophore là động vật khác thường bao gồm nhiều tổ chức đơn lẻ gọi là zooid, mỗi zooid có một chức năng riêng biệt dù giống hệt nhau về mặt di truyền.

Đăng ngày: 01/10/2024
Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Các nhà khoa học ghi hình cá voi sát thủ tấn công cá heo nhỏ hơn, hạ gục con mồi và cùng chia sẻ bữa ăn với đồng loại.

Đăng ngày: 30/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News