Tìm thấy cây hóa thạch cực hiếm 20 triệu năm tuổi còn nguyên cành, rễ

Cây hóa thạch còn nguyên cành và rễ được tìm thấy gần một khu rừng cổ thụ hóa đá sau một vụ phun trào núi lửa 20 triệu năm trước.

Các nhà khoa học Hy Lạp cho biết họ đã tìm thấy một cây hóa thạch 20 triệu năm trên đảo núi lửa Lesbos, một mẫu vật cực hiếm khi còn nguyên cành và rễ.

Cây được tìm thấy trong quá trình làm đường gần một khu rừng cổ thụ đã hóa đá hàng chục triệu năm trước trên hòn đảo phía đông Địa Trung Hải.

Tìm thấy cây hóa thạch cực hiếm 20 triệu năm tuổi còn nguyên cành, rễ
Đây là lần đầu tiên một cái cây được tìm thấy trong tình trạng tốt như vậy.

Giáo sư Nikos Zouros thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Rừng hóa thạch Lesbos cho biết, đây là lần đầu tiên một cái cây được tìm thấy trong tình trạng tốt như vậy với toàn bộ cành và rễ kể từ khi cuộc khai quật bắt đầu vào năm 1995.

“Đó là một phát hiện độc đáo. Nó được bảo quản trong điều kiện tuyệt vời. Chúng tôi sẽ nghiên cứu gỗ hóa thạch để xác định tên loài thực vật”, ông Zouros nói.

Khu rừng hóa đá của Lesbos, một địa điểm được UNESCO bảo vệ rộng 15.000 ha, là kết quả của một vụ phun trào núi lửa cách đây 20 triệu năm, khiến hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới của hòn đảo chìm trong dung nham.

Cây hóa thạch dài khoảng 19m được bảo quản bởi một lớp tro núi lửa dày. Một số lượng lớn cây cối và xương động vật cũng được tìm thấy ở cùng vị trí, giúp các nhà khoa học hình dung bức tranh sinh thái của khu rừng cổ đại.

“Trong quá trình khai quật, các khu rừng khác nhau tồn tại từ 17 - 20 triệu năm trước tại Lesbos đang được khám phá và chúng tôi có thể tái tạo lại hệ sinh thái tồn tại trong thời kỳ đó”, giao sư Zouros cho biết.

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật được mặt nạ Maya cao bằng một người lớn

Khai quật được mặt nạ Maya cao bằng một người lớn

Các nhà khảo cổ khai quật chiếc mặt nạ Maya khổng lồ tại một di chỉ ở bang Yucatán.

Đăng ngày: 27/01/2021
Phục dựng hình ảnh bạo long con từ hóa thạch phôi

Phục dựng hình ảnh bạo long con từ hóa thạch phôi

Các mảnh hóa thạch phôi bạo long hiếm đang dần làm sáng tỏ sự phát triển ban đầu của một trong những động vật ăn thịt lớn nhất hành tinh.

Đăng ngày: 27/01/2021
Quét radar cánh đồng, hiện ra 15

Quét radar cánh đồng, hiện ra 15 "mộ cổ ma" mắt thường không nhìn thấy

Kỹ thuật dadar xuyên đất đã giúp các nhà khoa học định vị được 15 gò chôn cất khổng lồ ở miền Bắc Na Uy, là mộ cổ của những người Viking quý tộc.

Đăng ngày: 27/01/2021
Phát hiện dấu tích tượng đài gỗ 5.000 năm tuổi

Phát hiện dấu tích tượng đài gỗ 5.000 năm tuổi

Hai đường bờ đất cao 30-40cm, dài một km và gần như song song là tàn tích của một công trình dùng cho nghi thức thời Đồ Đá mới.

Đăng ngày: 27/01/2021
Phát hiện

Phát hiện "báu vật ma thuật" quý hơn vàng giữa 25 hài cốt 5.000 tuổi

Phát hiện khảo cổ tại Tây Ban nha được coi là báu vật cổ đại được chế tác từ kỹ thuật tinh vi bậc nhất thế giới, bằng những vật liệu quý giá nhất và với tuổi đời 5.000 năm, nó trở nên vô giá.

Đăng ngày: 27/01/2021
Giải mã bí ẩn một kiến trúc cổ ven sông

Giải mã bí ẩn một kiến trúc cổ ven sông

Khai quật khảo cổ gần 300 m2 tại khu vực Đầm nhà Mạc, các nhà khảo cổ đã phát hiện hệ thống cột gỗ nằm sâu dưới lòng đất 1m.

Đăng ngày: 26/01/2021
Phát hiện hộp sọ khủng long mào ống đầu tiên sau 97 năm

Phát hiện hộp sọ khủng long mào ống đầu tiên sau 97 năm

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch hộp sọ hiếm vẫn còn trong tình trạng tốt của khủng long mào ống mang tính biểu tượng Parasaurolophus.

Đăng ngày: 26/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News