Ảo tưởng tự tôn khiến nhiều người bất tài nghĩ họ tuyệt vời

Bạn có giỏi như bạn nghĩ? Bạn có giỏi quản lí tiền? Hay giỏi đọc cảm xúc người khác? Sức khỏe của bạn như thế nào so với những người bạn quen biết? Ngữ pháp của bạn có trên mức trung bình?

Việc biết mình tài giỏi đến đâu khi so sánh với người khác không chỉ giúp ta thêm tự tin, mà còn giúp ta biết được khi nào nên nghe theo lí trí và bản năng và khi nào nên xin lời khuyên từ ai đó. Thế nhưng, nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng chúng ta không giỏi lắm trong việc tự đánh giá năng lực.

Trên thực tế, ta thường đánh giá quá cao bản thân. Các nhà nghiên cứu đã gọi hiện tượng này là Hiệu ứng Dunning-Kruger. Hiệu ứng này giải thích tại sao hơn 100 nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có tính ảo tưởng tự tôn. Chúng ta đánh giá mình cao hơn người khác đến mức vi phạm cả những định luật toán học.

Ảo tưởng tự tôn khiến nhiều người bất tài nghĩ họ tuyệt vời
Những người có ít khả năng nhất thường đánh giá bản thân là những chuyên gia giỏi nhất.

Khi hai kỹ sư phần mềm ở hai công ty  được yêu cầu đánh giá hiệu quả làm việc của họ, 32% kỹ sư ở công ty này và 42% ở công ty kia đặt mình vào top 5% cao nhất. Trong một nghiên cứu khác, 88% tài xế người Mỹ cho là mình có kỹ năng lái xe trên mức trung bình. Đó không phải là những nghiên cứu duy nhất.

Thường thì mọi người có xu hướng đánh giá mình cao hơn người khác trong những lĩnh vực như sức khỏe, khả năng lãnh đạo, đạo đức và hơn thế. Điều thực sự thú vị là những người có ít khả năng nhất thường đánh giá bản thân là những chuyên gia giỏi nhất.

Người được xem là kém về lí luận logic, ngữ pháp, kiến thức tài chính, toán, thông minh cảm xúc, thử nghiệm y khoa, và cờ vua đều có xu hướng đánh giá mình thành thạo gần như một chuyên gia thực thụ.

Vậy những ai dễ bị ảo tưởng như thế này nhất? Đáng buồn thay, tất cả chúng ta đều có nhiều lỗ hổng năng lực mà ta không nhận ra. Tại sao thế?

Khi hai nhà tâm lí học Dunning và Kruger lần đầu mô tả hiệu ứng và năm 1999, họ cho rằng người bị thiếu kiến thức và kĩ năng ở một mặt nào đó sẽ bị ảnh hưởng bởi hai thứ cùng lúc.

  • Thứ nhất, họ phạm sai lầm và có những quyết định tồi tệ.
  • Thứ hai, chính những lỗ hổng kiến thức ấy ngăn họ nhận ra lỗi sai.

Nói cách khác, người kém thiếu kỹ năng chuyên môn cần thiết để nhận ra mình kém đến đâu. Ví dụ, khi nghiên cứu các thí sinh ở một giải hùng biện của trường đại học, 25% số đội kém nhất ở vòng chơi đầu tiên thua bốn trên năm vòng đấu. Nhưng họ nghĩ rằng họ đã thắng gần 60%. Không nắm chắc luật hùng biện, họ đơn giản là không thể nhận ra khi nào hay đã bao nhiêu lần luận điểm của họ bị đánh bại.

Hiệu ứng Dunning-Kruger không phải là việc để cái tôi che mù điểm yếu. Người ta thường chấp nhận thiếu sót của mình khi biết về nó. Trong một nghiên cứu, sinh viên kém về câu hỏi logic ngay từ ban đầu khi học giờ logic sẵn sàng thừa nhận thành tích ban đầu của họ rất tệ. Đó có thể là lí do vì sao người có kỹ năng ở mức trung bình hoặc chuyên gia thường kém tự tin vào khả năng của mình. Họ biết đủ để hiểu rằng còn rất nhiều điều họ không biết.

Nghĩa là, các chuyên gia sẽ nhận thức được họ thông thạo vấn đề đến đâu. Nhưng họ lại thường mắc một sai lầm khác: họ cho rằng mọi người khác cũng thông thạo như thế. Cho nên, những người này, dù kém cỏi hay thực sự giỏi, vẫn thường bị vướng vào rắc rối của việc đánh giá sai bản thân. Khi không có kĩ năng, họ không thể tự nhận ra sai lầm. Khi quá giỏi, họ không nhận ra khả năng của mình vượt trội đến thế nào.

Vậy nên, nếu không thể nhận ra sự tồn tại của hiệu ứng Dunning-Krugger, bạn có thể làm gì để biết năng lực của mình thực sự đến đâu? Đầu tiên, hãy hỏi ý kiến của người khác, và xem xét ý kiến đó, ngay cả khi nó thật khó nghe. Thứ hai, và quan trọng hơn là, hãy không ngừng học hỏi. Càng hiểu biết, chúng ta càng có ít khả năng có lỗ hổng trong năng lực. Có thể tất cả đều được tóm gọn trong câu thành ngữ xưa: Khi cãi nhau với một kẻ ngốc, trước tiên, hãy chắc rằng, mình không phải là kẻ ngốc trong mắt họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Video: Cận cảnh quy trình khắc nghiệt để tạo ra con dao

Video: Cận cảnh quy trình khắc nghiệt để tạo ra con dao "được săn lùng" nhiều nhất thế giới

" Nhiệt độ cần thiết để luyện dao là 1.050 độ C. Mức nhiệt này làm thay đổi cấu trúc của thép".

Đăng ngày: 22/01/2021
Top 9 điều ít ai biết về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại: Thực hiện ca mổ khó, còn biết chơi bowling

Top 9 điều ít ai biết về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại: Thực hiện ca mổ khó, còn biết chơi bowling

Những chi tiết thú vị liên quan đến cuộc sống của người Ai Cập được hé lộ không khỏi khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên.

Đăng ngày: 22/01/2021
Bí mật

Bí mật "mồ chôn khổng lồ" dưới đáy biển Bắc Băng Dương: Chứa loại vật liệu có thể giết người ngay lập tức

Hàng nghìn tấn vật liệu hạt nhân, gấp gần 6,5 lần bức xạ phóng ra tại Hiroshima (Nhật Bản), đang bị " giam lỏng" trong lòng đại dương.

Đăng ngày: 22/01/2021
Top 10 hòn đảo quái dị và bí ẩn trên khắp thế giới

Top 10 hòn đảo quái dị và bí ẩn trên khắp thế giới

Đảo từ lâu đã được coi là một nơi đầy những bí ẩn, nhưng một số hòn đảo quái dị, khó hiểu, và đáng sợ hơn hẳn.

Đăng ngày: 22/01/2021
Hé lộ sự thật có thể liên quan đến UFO bên trong Khu vực 51

Hé lộ sự thật có thể liên quan đến UFO bên trong Khu vực 51

Những hình ảnh mới nhất của Khu vực 51 được công bố vào ngày Giáng sinh vừa qua bởi một phi công từng bay gần căn cứ bí mật.

Đăng ngày: 21/01/2021
Bí ẩn về màu xanh lam ngàn năm không phai của người Maya

Bí ẩn về màu xanh lam ngàn năm không phai của người Maya

Từ xa xưa, người dân Maya đã tạo ra được một loại thuốc nhuộm màu xanh lam lam đặc biệt, sau hơn hàng trăm năm vẫn còn tươi sáng, được gọi là Maya Blue.

Đăng ngày: 21/01/2021
Thuyết dây và những sợi tơ vô hình: Sự lụi tàn và trỗi dậy của chìa khóa mở ra không gian nhiều chiều

Thuyết dây và những sợi tơ vô hình: Sự lụi tàn và trỗi dậy của chìa khóa mở ra không gian nhiều chiều

Cho dù học thuyết này không trở thành một công thức lý giải tất cả, nhưng nhiều thập kỷ qua nó vẫn giúp các nhà nghiên cứu khám phá thực tại. Và kịch hay chưa dừng lại ở đó ...

Đăng ngày: 21/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News