Tìm thấy dao găm nạm bạc 2.000 năm tuổi của chiến binh La Mã
Một thợ dò kim loại đào được con dao găm trang trí tỉ mỉ do binh lính La Mã chôn xuống đất để kỷ niệm thắng lợi cách đây hàng nghìn năm.
Con dao găm do một thợ dò kim loại phát hiện dẫn các nhà khảo cổ học tới khu vực khai quật. Tại đó, họ tìm thấy thêm hàng trăm cổ vật từ chiến trường nơi quân đội La Mã chiến đấu với chiến binh người Rhaetia khi đế quốc tìm cách củng cố quyền lực trong khu vực.
Các nhà khảo cổ học cho rằng một trong các quân đoàn đã chôn con dao găm sau trận chiến như một cách ăn mừng chiến thắng. Chỉ có 4 con dao găm tương tự với những điểm đặc trưng như cán hình chữ thập, từng được khai quật trên lãnh thổ trước đây thuộc đế quốc La Mã.
Hình dáng của con dao găm cổ đại. (Ảnh: Archaeological Service Graubünden)
Lucas Schmid, sinh viên nha khoa, bắt đầu khám phá khu vực gần làng Tiefencastel ở bang Graubünden thuộc miền đông nam Thụy Sĩ vào mùa xuân năm 2018. Những cuộc khai quật khảo cổ vào năm 2003 tìm thấy nhiều dấu vết của quân đội La Mã cổ đại gần đó.
Schmid phát hiện con dao găm nạm bạc và đồng trên một ngọn đồi nhỏ bên cạnh cửa sông vào mùa xuân năm 2019. Máy dò kim loại của Schmid lúc đầu thu được tín hiệu rất yếu, chứng tỏ đồ vật bị chôn vùi khá nhỏ. Tuy nhiên, khi bắt đầu đào, Schmid nhận thấy tín hiệu chắc chắn bắt nguồn từ đồ vật kích thước lớn bị chôn tương đối sâu. Kết quả là con dao găm dài 30 cm còn nguyên vẹn bên dưới mặt đất. Đối với Schmid, đây là phát hiện có một không hai trong đời.
Schmid báo cáo phát hiện cho cơ quan khảo cổ của bang, Archäologischen Dienst Graubünden (ADG). ADG cấp phép để Schmid dò tìm kim loại trong vùng. Tháng 9 năm nay, các nhà khảo cổ học (bao gồm Schmid) đến từ ADG và Đại học Basel đã tới kiểm tra khu vực.
Khi quá trình khai quật hoàn tất vào cuối tháng 9, nhóm nghiên cứu thu thập hàng trăm cổ vật nằm rải rác trên mảnh đất rộng 35.000m2. Phát hiện bao gồm mũi giáo, mảnh vỡ khiên chắn, đồng xu, đinh đầu to để đóng đế ủng mà các quân đoàn sử dụng. Các nhà khảo cổ cũng tìm được mảnh gươm và khiên vỡ của chiến binh Rhaetia.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
