Tìm thấy hóa thạch hoàn hảo của loài khủng long giống hệt đà điểu

Các nhà khảo cố học đã tìm thấy một bộ xương gần như hoàn chỉnh của loài khủng long có tên Corythoraptor jacobsi này ở thị trấn Cám Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Điểm đặc biệt là chúng lại có rất nhiều nét tương đồng với loài đà điểu đầu mào - một loài chim lớn không bay được đang sống ở đông bắc nước Úc và New Guinea.

Một trong những điểm tương đồng nổi bật giữa hai loài này là cái mào bằng xương rất lớn và nổi bật ở trên đỉnh đầu. Người ta cho rằng chiếc mào của nó cũng có nhiệm vụ tương tự như mào của loài đà điểu đầu mào hiện nay, đó là để giao tiếp và có thể là một dấu hiệu của khả năng sinh sản.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận những điểm tương đồng khác của chúng như cổ dài, thon và cơ thể giống như đà điểu.

Tìm thấy hóa thạch hoàn hảo của loài khủng long giống hệt đà điểu
Loài khủng long mới được phát hiện. (Ảnh: Zhao Chuang).

Với chiều cao 1,68 mét loài khủng long này có thể đứng dậy một cách nhanh chóng. Chúng có ba móng vuốt sắc bén trên mỗi bàn chân để săn mồi. Loài vật này được cho là đã sống trong khoảng thời gian từ 66 đến 100 triệu năm trước trong cuối kỷ Phấn Trắng - kỷ nguyên cuối cùng của loài khủng long. Đây là loài khủng long duy nhất có chút liên quan đến những loài sống hiện nay trên Trái Đất.

Trong khi đó, lịch sử tiến hóa của đà điểu là vào khoảng 30 triệu năm trước. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy chúng có liên quan đến loài khủng long mới được phát hiện.

Phát hiện mới không chỉ giúp làm sáng tỏ hơn về thời kỳ đặc biệt này trong quá khứ mà còn chứng minh rằng, những sinh vật đã từng xuất hiện trong quá khứ đều có thể có mối liên quan với hiện tại.

Theo các nhà nghiên cứu, việc khám phá ra loài Corythoraptor jacobsi đã bổ sung cho sự phong phú và đa dạng của các loài khủng long được khai quật ở Cám Châu từ trước đến nay. Khu vực này được biết đến với những hóa thạch khủng long bị chết do mắc kẹt dưới bùn, trong số đó có một số loài có lông vũ.

Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá đi bộ dưới đáy biển Indonesia

Loài cá đi bộ dưới đáy biển Indonesia

Một thợ lặn tên Atsushi Sadaki ghi hình cá ếch tản bộ dưới đáy biển ngoài khơi đảo Sulawesi, Indonesia, National Geographic hôm 31/7 đưa tin.

Đăng ngày: 02/08/2017
Tìm thấy một pho tượng cổ hàng trăm năm tuổi tại Angkor

Tìm thấy một pho tượng cổ hàng trăm năm tuổi tại Angkor

Theo cơ quan quản lý Angkor, pho tượng mới tìm được cao gần 2​m, được tạc từ cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13 đã được phát hiện trong đợt khai quật hôm 29/7.

Đăng ngày: 02/08/2017
Đào được thủy quái 250 triệu năm tuổi ở sa mạc Mỹ

Đào được thủy quái 250 triệu năm tuổi ở sa mạc Mỹ

Sinh vật được xác định sau khi các nhà khoa học đào lên hộp sọ dài 25cm bao gồm hàm răng lớn và nhiều răng nhỏ sắc nhọn bên trong.

Đăng ngày: 01/08/2017
Tìm hiểu bí ẩn lục địa thứ 7 biến mất 75 triệu năm trước

Tìm hiểu bí ẩn lục địa thứ 7 biến mất 75 triệu năm trước

Giáo sư Sutherland, Đại học Victoria, Wellington cho hay một chiếc tàu khoan sẽ thu thập trầm tích sâu khoảng 300-790m để tìm hiểu về sự biến đổi của Zealandia trong hàng chục triệu năm qua.

Đăng ngày: 29/07/2017
Hài cốt 2.000 năm của bé trai có hộp sọ

Hài cốt 2.000 năm của bé trai có hộp sọ "ngoài hành tinh"

Hài cốt bé trai với biệt danh

Đăng ngày: 28/07/2017
Tìm thấy đồng xu Anglo Saxon 1.100 năm tuổi và nhà dài của người Pict

Tìm thấy đồng xu Anglo Saxon 1.100 năm tuổi và nhà dài của người Pict

Các chuyên gia tin rằng pháo đài này từng là nơi có bộ máy cai trị quan trọng trong vương quốc của người Pict - thường được mô tả là tộc người cổ xưa bị lãng quên của Scotland.

Đăng ngày: 27/07/2017
Israel phát hiện bể ngầm chứa nước 2.700 năm tuổi

Israel phát hiện bể ngầm chứa nước 2.700 năm tuổi

Hệ thống ngầm gồm bể chứa sâu gần 4m, dài trên 20m nằm dưới một cấu trúc lớn có các bức tường kéo dài gần 50m, theo tuyên bố của Cơ quan Cổ vật Israel (IAA).

Đăng ngày: 26/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News