Tìm thấy phòng nô lệ chôn vùi 2.000 năm dưới tro núi lửa

Căn phòng rộng 16m2 trong biệt thự La Mã mang lại những thông tin hiếm hoi về nhóm người yếu thế nhất xã hội cổ đại.

Các nhà khảo cổ tại Pompeii hôm 6/11 thông báo, phát hiện "phòng nô lệ" của biệt thự Civita Giuliana, biệt thự La Mã bị phá hủy trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79. Thảm họa này đã chôn vùi Pompeii dưới tro bụi. Những người không kịp rời thành phố đều bỏ mạng vì bị những tòa nhà sụp đổ đè lên hoặc sốc nhiệt.


Phòng nô lệ là sự kết hợp giữa phòng ngủ và nhà kho. (Ảnh: Công viên Khảo cổ Pompeii/Reuters)

Đầu năm nay, các nhà khoa học cũng tìm thấy một cỗ xe ngựa La Mã gần như nguyên vẹn tại biệt thự. Họ cho rằng những nô lệ sống trong căn phòng nhỏ phụ trách việc bảo dưỡng và chuẩn bị xe.

"Phát hiện mới giúp hé lộ phần nào về cuộc sống bấp bênh của những người hiếm khi xuất hiện trong các tài liệu lịch sử, vốn thường được viết bởi người thuộc giới thượng lưu. Dấu tích độc đáo về cuộc sống của nhóm người yếu thế nhất xã hội cổ đại chắc chắn là một trong những phát hiện thú vị nhất sự nghiệp khảo cổ của tôi", Gabriel Zuchtriegel, giám đốc Công viên Khảo cổ Pompeii, cho biết.

Căn phòng rộng 16m2 là sự kết hợp giữa phòng ngủ và nhà kho. Phòng có ba giường, 8 bình amphora đặt trong góc, một chiếc rương gỗ đựng những vật dụng bằng kim loại và vải nhiều khả năng dùng cho yên ngựa, một trục xe ngựa đặt trên giường.

Giường làm từ những tấm ván gỗ gia công thô sơ, có thể điều chỉnh theo chiều cao của người sử dụng. Mặt giường được làm bằng dây thừng và phủ chăn. Hai chiếc giường dài khoảng 1,7m, chiếc còn lại dài 1,4m, nhiều khả năng dành cho trẻ em.

Ba nô lệ này có thể là một gia đình, theo Công viên Khảo cổ Pompeii. Các chuyên gia tìm thấy vài vật dụng cá nhân dưới giường, gồm bình amphora đựng đồ cá nhân, bình gốm và một thứ trông giống bô. Căn phòng được chiếu sáng nhờ một cửa sổ nhỏ phía trên. Trên tường không có đồ trang trí nhưng có một vết giống như do đèn treo tường để lại.

Chuyến khai quật phòng nô lệ nằm trong một chương trình triển khai từ năm 2017 nhằm chống lại những hoạt động trái phép trong vùng, ví dụ như đào hầm để lấy cổ vật bán trên thị trường bất hợp pháp.

Biệt thự Civita Giuliana là mục tiêu của những vụ trộm cướp có hệ thống trong nhiều năm. Các chuyên gia tìm được bằng chứng cho thấy một số "di sản khảo cổ" trong phòng nô lệ cũng bị mất vào tay kẻ trộm. Thiệt hại do kẻ trộm gây ra trong biệt thự cho đến nay ước tính lên tới 2,3 triệu USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News