Tìm thấy "quê nhà" của vòng tròn đá Stonehenge hơn 4.000 năm tuổi ở Anh

Stonehenge, kỳ quan thời kỳ đồ đá mới ở miền Nam nước Anh, là một bí ẩn với giới sử học và khảo cổ học suốt nhiều thế kỷ. Nghiên cứu mới nhất về nguồn gốc của nó vừa được công bố.

Một nghiên cứu được công bố hôm 29/7 trên tạp chí Science Advances đã giải mã câu hỏi về nguồn gốc của các tượng đá cự thạch khổng lồ, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1986.

Công trình gồm các khối đá xếp thành hình vòng tròn khuyết. Chúng được gọi là Sarsen, có khối cao đến 9m và nặng tới 30 tấn. Trong thời gian dài, các nhà khoa học đau đầu không biết chúng được di chuyển và xếp chồng lên nhau như nào.

Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng hầu hết các khối đá có chung nguồn gốc từ West Woods, một địa điểm cách đó 25km, nơi có nhiều dấu tích của thời tiền sử.

Phát hiện này củng cố thêm giả thuyết cho rằng các tảng đá cự thạch được đưa đến đây khoảng 2.500 trước Công nguyên và có thể những người xây dựng chúng đến từ một xã hội có tính tổ chức cao.

Tìm thấy quê nhà của vòng tròn đá Stonehenge hơn 4.000 năm tuổi ở Anh
Vòng tròn đá bí ẩn Stonehenge 4.000 năm tuổi ở Wiltshire, Anh: (Ảnh: English Heritage).

Nghiên cứu cũng mâu thuẫn với giả thuyết cho rằng tảng đá lớn nhất - Đá Gót Chân - đã ở sẵn cạnh đó và được dựng thẳng đứng trước những tảng khác.

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư địa vật lý David Nash tại Đại học Brighton cho biết ông và nhóm của mình đã áp dụng kỹ thuật mới để phân tích các tảng đá cự thạch.

Đầu tiên, họ sử dụng tia X di động để phân tích thành phần hóa học của các tảng đá, cho ra kết quả 99% silica và một số nguyên tố khác.

“Kết quả cho chúng tôi thấy rằng hầu hết các tảng đá đều có chung thành phần hóa học và đều xuất phát từ một nguồn”, ông Nash nói.

Tiếp đó, họ nghiên cứu hai mẫu lõi lấy từ một trong số các tảng đá bị mất trong quá trình phục hồi năm 1958, sau đó được trả lại vào các năm 2018 và 2019. Họ đã thực hiện phân tích tinh vi hơn bằng thiết bị khối phổ kế để thu về kết quả chính xác hơn.

Kết quả này được dùng để so sánh với 20 mẫu đất khả thi với đá Sarsen và cuối cùng đất ở West Woods được coi là phù hợp nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất đang yên tĩnh đến lạ kỳ vì tác động của đại dịch Covid-19

Trái đất đang yên tĩnh đến lạ kỳ vì tác động của đại dịch Covid-19

Các nhà khoa học gọi sự yên tĩnh này là một món quà khoa học cực kỳ quý giá.

Đăng ngày: 31/07/2020
Người giàu và người nghèo, ai ngủ ngon hơn?

Người giàu và người nghèo, ai ngủ ngon hơn?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã nghiên cứu 140.000 người để đi tìm lời giải cho câu hỏi: người giàu và người nghèo, ai ngủ ngon hơn?

Đăng ngày: 31/07/2020
Trái đất sẽ lại hóa hành tinh tuyết, con người đối mặt nhiều

Trái đất sẽ lại hóa hành tinh tuyết, con người đối mặt nhiều "quái thú"

Các nhà khoa học tin rằng Trái đất đang nằm ở thời đại Holocen – điểm giữa 2 lần hóa thân thành hành tinh tuyết.

Đăng ngày: 30/07/2020
Văn minh Maya - Kho tàng trí tuệ bí ẩn

Văn minh Maya - Kho tàng trí tuệ bí ẩn

Trong thời kỳ cổ đại, văn minh Maya đóng vai trò khởi thủy cho các phát kiến vượt thường, là nơi duy nhất trong các nền văn minh tại Tây Bán cầu có hệ thống chữ viết cùng hệ thống lịch riêng biệt, khoa học phát triển vượt bậc.

Đăng ngày: 30/07/2020
Điều gì sẽ xảy ra nếu trọng lực chỉ còn một nửa?

Điều gì sẽ xảy ra nếu trọng lực chỉ còn một nửa?

Trọng lực là một lực kéo mọi thứ về phía nhau. Đây cũng là lý do giúp chúng ta có thể đi lại trên bề mặt Trái đất mà không trượt chân ngã ra ngoài không gian.

Đăng ngày: 30/07/2020
Lắp ráp lò phản ứng nóng hơn lõi Mặt Trời

Lắp ráp lò phản ứng nóng hơn lõi Mặt Trời

Lò phản ứng nhiệt hạch Tokamak của dự án ITER có nhiệt độ lên tới 150 triệu độ C, hứa hẹn cung cấp đủ điện cho 200.000 hộ gia đình.

Đăng ngày: 29/07/2020
Guinea Xích Đạo là quốc gia nào?

Guinea Xích Đạo là quốc gia nào?

Cộng hòa Guinea Xích Đạo là một quốc gia ở khu vực Tây Phi với diện tích khoảng 28.000km2 và dân số hơn 1,2 triệu người.

Đăng ngày: 29/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News