Tìm thấy sinh vật giống cá phát quang trong bóng tối
Như thể có hàng chục bóng đèn tí hon giấu trong cơ thể, một sinh vật giống cá phát ra những đốm sáng huỳnh quang - khả năng trước kia được xem là chỉ có ở san hô và sứa.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những sinh vật lưỡng tiêm này, còn gọi lancelet, chứa các protein huỳnh quang màu xanh lục có thể hoạt động giống như tấm khiên che nắng hoặc chống đỡ stress, giúp bảo vệ nó khỏi những thay đổi của môi trường. Phát hiện chứng tỏ hiện tượng huỳnh quang (khác với hiện tượng phát quang sinh học) có thể phổ biến trong thế giới động vật nhiều hơn chúng ta tưởng.
Sự khác nhau giữa huỳnh quang và phát quang sinh học
Mặc dù số loài có thể phát sáng trong giới động vật rất đa dạng, với nhiều mẹo khác nhau, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều được xem là phát huỳnh quang. Chẳng hạn, nhiều con cá sống dưới biển sâu như viperfish và anglerfish có thể phát quang sinh học - kết quả của những phản ứng hoá học khiến con vật giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.
Một dạng phát sáng khác thường thấy trong vài loại khoáng vật được gọi là lân quang: quá trình mà năng lượng được hấp thụ vào vật chất, và sau đó giải phóng ra từ từ dưới dạng ánh sáng. Trái lại, huỳnh quang xảy ra khi ánh sáng được hấp thụ ở một bước sóng và sau đó tái phát ra ở một bước sóng khác gần như tức khắc.
![]() |
Loài vật lưỡng tiêm (lancelet) vừa được tìm thấy có khả năng phát sáng huỳnh quang. (Ảnh: LiveScience) |
Những con lancelet là ví dụ độc đáo về một nhóm sinh vật có khả năng huỳnh quang. Sống trong các vùng ven biển, nhóm sinh vật này vùi mình dưới cát và chỉ nhô đầu lên để tiếp xúc với dòng hải lưu chảy qua.
Dimitri Deheyn từ Viện Hải dương học Scripps ở La Jolla, California, Mỹ đã khám phá ra các protein huỳnh quang này sau khi phân tích các mẫu vật tìm thấy ở bang Florida dưới ánh sáng xanh lơ (ánh sáng chuyên để kích hoạt hiện tượng huỳnh quang).
Các protein này rất giống với những protein tìm thấy ở san hô - nhóm sinh vật đã phân ly khỏi chúng hàng tỷ năm tiến hoá. Phát hiện chứng tỏ khả năng huỳnh quang được bảo tồn và có thể đã đóng vai trò quan trọng nào đó.
(Ảnh: LiveScience)
T. An

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
