Tìm thấy tế bào máu trong móng hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Các nhà khoa học phát hiện dấu vết còn sót lại của tế bào hồng cầu và mô liên kết trong móng hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi.
Phát hiện tế bào máu trong móng vuốt hóa thạch khủng long
Theo BBC, các nhà khoa học tại trường đại học Imperial London, Anh mới đây kiểm tra móng vuốt hóa thạch khủng long theropod trong bộ sưu tập trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Họ nhận thấy những cấu trúc hình quả trứng nhỏ xíu, cùng với một lõi đậm đặc hơn ở bên trong giống như tế bào hồng cầu. Trong mảnh hóa thạch khác, họ thu được nhiều sợi dài tương tự như collagen có trong gân, dây chằng và da động vật ngày nay.
Cấu trúc tế bào máu được tìm thấy trong móng hóa thạch của loài khủng long theropod, niên đại 75 triệu năm. (Ảnh: BBC)
Nhóm nghiên cứu sử dụng máy phân tích quang phổ tìm hiểu thành phần hóa học của cấu trúc được xem là protein collagen và tế bào hồng cầu trong hóa thạch. Họ phát hiện những đoạn nhỏ có trong collagen trông giống axit amin, thành phần cấu tạo nên protein. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu của khủng long theropod rất giống với tế bào hồng cầu của loài chim emu hay còn gọi là đà điểu châu Úc, một hậu duệ của khủng long.
Những cấu trúc dạng tròn được xem là dấu vết còn sót lại của hồng cầu. (Ảnh: BBC)
"Có một mối liên hệ rất đặc biệt trong nhóm động vật có xương sống, đó là tế bào hồng cầu càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất càng nhanh. Động vật có tỷ lệ trao đổi chất nhanh sẽ có xu hướng là loài máu nóng, ngược lại tỷ lệ trao đổi chất chậm hơn sẽ là loài máu lạnh", Maidment, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
Giới khoa học từ lâu đã tranh luận với nhau về việc khủng long là loài máu nóng hay máu lạnh, nhưng họ vẫn chưa có kết luận chính thức về vấn đề này. Các tế bào hồng cầu trong nghiên cứu nhỏ hơn so với chim emu. Tuy nhiên, đấy là do chúng bị nhỏ đi và co lại theo thời gian.
Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa kích thước tế bào hồng cầu và tỷ lệ trao đổi chất bên trong khủng long. Vì vậy, nhóm nhiên cứu cần một mẫu lớn hơn từ nhiều loài khủng long khác nhau để làm sáng tỏ chủ đề tranh luận.
"Hầu hết những con vật có họ hàng gần gũi sẽ mang cấu trúc collagen tương tự nhau. Nếu chúng ta có thể trích xuất một số collagen và tìm thấy chúng ở nhiều loài khủng long, nó sẽ minh chứng cho mối quan hệ giữa các cá thể trong họ hàng của loài khủng long", Maidment nói.
Đà điểu châu Úc, hậu duệ của khủng long theropod. (Ảnh: Wikipedia)

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
