Tìm thấy xác ướp rắn hổ mang hơn 1.000 năm tuổi

Con rắn hổ mang nhỏ tuổi bị giết chết và bẻ răng nanh trước khi ướp xác để hiến tế cho các vị thần.

Các nhà nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chụp ảnh 3D độ phân giải cao không xâm lấn gọi là chụp microCT tia X để tìm hiểu các xác ướp động vật hơn 1.000 năm tuổi bên dưới lớp vải quấn. Trong báo cáo đăng trên tạp chí Scientific Reports hôm 20/8, nhóm nghiên cứu ở Đại học Swansea, Anh, mô tả quá trình xem xét ba xác ướp động vật từ bộ sưu tập ở Trung tâm Ai Cập, bao gồm rắn hổ mang, mèo và chim cắt.


Ảnh chụp cắt lớp xác rắn hổ mang. (Ảnh: Sci Tech Daily).

Nhóm nghiên cứu cho biết ảnh chụp cắt lớp hé lộ đặc điểm của các con vật. Con rắn hổ mang có thận bị vôi hóa, chứng tỏ nó mắc chứng bệnh gút, thường gặp ở rắn hiện đại nuôi nhốt trong điều kiện kém. Theo Richard Johnston, giáo sư kỹ thuật ở Đại học Swansea, đồng tác giả nghiên cứu, độ tuổi nhỏ của con rắn cho thấy nó được nuôi để hiến tế.

Johnston và cộng sự nhận thấy con rắn hổ mang được ướp xác trong tư thế há to miệng với lượng nhỏ muối natron đặt ở bên trong. Đây có thể là bằng chứng về nghi thức gọi là "mở miệng". Con rắn không có răng nanh. Dù những chiếc răng có thể bị rụng, nhóm nghiên cứu suy đoán chúng bị bẻ đi để tránh gây thương tích cho người ướp xác. Con rắn hổ mang chưa trưởng thành có vết nứt ở cột sống. Theo các nhà nghiên cứu, cùng với tổn thương ở phần đầu, vết tích này phù hợp với giả thuyết người Ai Cập cổ đại đã túm đuôi nó và quật mạnh xuống bề mặt cứng như quất một chiếc roi.

Đầu của xác ướp mèo không liền với thân và được vẽ mặt nạ mai táng. Dựa vào kết quả scan, nhóm nghiên cứu suy đoán nó chưa tới 18 tuần tuổi và có thể đã được thuần hóa. Nhiều khả năng con mèo bị siết chết để có thể đặt phần đầu thẳng hướng với thân. Ảnh chụp xác ướp chim hé lộ đó có thể là một con cắt lưng hung nhưng nguyên nhân dẫn tới cái chết của nó vẫn là điều bí ẩn.

Người Ai Cập cổ đại thường ướp xác động vật từ chim tới cá sấu, sư tử, bọ hung. Một số con là vật nuôi chôn cất cùng chủ nhưng hàng triệu động vật bị giết và ướp xác để hiến tế cho thần linh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News