Tin vui hiếm thấy về lỗ thủng tầng ozone

Lỗ thủng tầng ozone của Trái đất, từng là hiểm họa môi trường đáng sợ nhất mà nhân loại phải đối mặt, sẽ được “vá” hoàn toàn trên hầu hết thế giới trong vòng hai thập kỷ.

Theo bản đánh giá mới của Liên Hợp Quốc, lỗ thủng của tầng ozone, có nguy cơ khiến con người tiếp xúc với các tia cực tím có hại từ Mặt trời, đang trên đà phục hồi hoàn toàn vào năm 2040 trên toàn thế giới, ngoại trừ các vùng cực, Guardian đưa tin.

Các cực sẽ mất nhiều thời gian hơn, khi tầng ozone sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2045 ở Bắc Cực và đến năm 2066 ở Nam Cực. Theo AP, tầng ozone bảo vệ Trái đất đang phục hồi chậm nhưng đáng chú ý.


Bản đồ lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực vào ngày 20/10/2019. (Ảnh: AP).

Sau báo động về sự suy giảm tầng ozone vào những năm 1980, lớp khí quyển này đã dần được cải thiện nhờ nghị định thư Montreal năm 1989. Đây là một thỏa thuận quốc tế đã giúp loại bỏ 99% các hóa chất làm suy giảm tầng ozone, chẳng hạn chlorofluorocarbons (CFC).

Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cho biết hành động được thực hiện đối với tầng ozone cũng đã thúc đẩy phản ứng trước cuộc khủng hoảng khí hậu.

CFC cũng là khí nhà kính và việc tiếp tục sử dụng không kiểm soát chúng sẽ làm tăng nhiệt độ toàn cầu lên tới một độ C vào giữa thế kỷ này, từ đó làm trầm trọng hơn một vấn đề vốn đã nghiêm trọng.

“Hành động vì tầng ozone đã tạo tiền lệ cho hành động khí hậu”, Petteri Taalas, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới, cho biết hôm 9/1.

Trong khi đó, ông David Fahey, nhà khoa học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, nhận định thách thức từ các loại khí nhà kính như carbon dioxide thậm chí còn lớn hơn, vì chúng tồn tại trong bầu khí quyển lâu hơn.

Không giống như CFC, vốn chỉ được sản xuất bởi một số ít công ty, khí thải từ nhiên liệu hóa thạch lan rộng hơn nhiều và gắn liền với hầu hết hoạt động trong xã hội.

Bên cạnh đó, báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cũng là báo cáo đầu tiên xem xét tác động tiềm tàng đối với tầng ozone của phương pháp geoengineering.

Đây là một biện pháp can thiệp vào khí hậu, trong đó các hạt phản xạ, chẳng hạn lưu huỳnh, được phun vào khí quyển để làm chệch hướng ánh sáng Mặt trời và do đó làm giảm sự nóng lên toàn cầu.

Theo báo cáo, phương pháp gây tranh cãi này có khả năng làm giảm nhiệt độ toàn cầu, nhưng có thể gây ra “những hậu quả không lường trước được, bao gồm cả tác động lên tầng ozone”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News