Tinh tinh do con người nuôi nấng bị đồng loại đánh chết

Con tinh tinh nhỏ tuổi do người nuôi nhốt được chuyển tới khu bảo tồn để hòa nhập với đồng loại nhưng chết dưới tay những con tinh tinh khác.

Tinh tinh cái 4 tuổi tên Baran được chuyển từ vườn thú Eram ở Tehran, Iran tới khu bảo tồn tinh tinh Sweetwaters ở miền trung Kenya vào tháng 8/2021. Theo thông báo của khu bảo tồn, Baran có cuộc đụng độ ngoài ý muốn với một số con tinh tinh khác. Chúng tỏ thái độ hung dữ với con tinh tinh mới đến và đánh chết nó.


Tinh tinh Baran trước khi bị đồng loại đánh chết. (Ảnh: Khu bảo tồn Ol Pejeta).

"Những người chăm sóc nhanh chóng can thiệp để ngăn chặn cuộc gây gổ. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, Baran gặp phải nhiều vết thương nặng và cần điều trị khẩn cấp. Bất chấp nỗ lực cứu sống nó, cuối cùng con tinh tinh không qua khỏi", đại diện khu bảo tồn cho biết.

Baran chào đời năm 2017 tại trung tâm động vật hoang dã lớn nhất Tehran. Tinh tinh mẹ sinh non và bỏ rơi Baran. Những con tinh tinh khác ở vườn thú cũng không chấp nhận Baran. Các bác sĩ thú y tại vườn thú Eram trông nom và chăm sóc con vật từ lúc đó. Họ định chờ Baran cứng cáp hơn sẽ trả nó về với con mẹ.

Tuy nhiên, ngoài dự đoán của họ, dù thử nhiều cách, con mẹ và cả bầy vẫn không chấp nhận Baran. Không còn lựa chọn nào khác, nhóm bác sĩ đành mang con vật về tiếp tục nuôi dưỡng, trong đó bác sĩ Eman Memarian cho Baran ăn hàng ngày bằng cách đút đồ ăn vào miệng nó như em bé.

Sau cái chết của mẹ nó, Baran phải chuyển sang ở một mình trong chuồng khác để tránh các cuộc tấn công của đồng loại. Việc chuyển sang khu bảo tồn tại Kenya là kết quả sau nhiều tháng cộng tác giữa khu bảo tồn Ol Pejeta, vườn thú Eram, Cơ quan động vật hoang dã Kenya, nhân viên đại sứ quán Iran và nhiều tổ chức phúc lợi động vật khác.

Sau quá trình vận chuyển, Baran được cách ly 90 ngày theo yêu cầu của Cơ quan động vật hoang dã Kenya. Trong suốt thời gian này, nhân viên y tế chăm sóc nó 24/7 bởi tinh tinh giải cứu chuyển tới Sweetwater thường cần khôi phục sức khỏe.

"Baran đã hoàn thành thời gian cách ly sau khi chuyển tới khu bảo tồn và chuyển tới chuồng tinh tinh chính, nơi nó học cách hòa nhập với những con tinh tinh khác. Baran có thể trông thấy đồng loại từ xa nhưng không tiếp xúc cơ thể", theo khu bảo tồn Ol Pejeta.

Trong suốt giai đoạn này, điều cần thiết là giúp tinh tinh làm quen với nhau cho tới khi hình thành sự gắn bó. Baran đã vượt qua rào ngăn và tiếp xúc với những con tinh tinh khác. Dù bầy tinh tinh không ở cùng phòng với Baran, có một khoảng tường có cọc chắn. Chúng tiếp xúc với nhau qua những cọc chắn này.

Khu bảo tồn Ol Pejeta cho biết đã có 22 con tinh tinh hòa nhập thành công tại khu bảo tồn Sweetwaters trong những năm trước đây. "Chúng tôi xem xét tình huống này rất nghiêm túc và đảm bảo sẽ củng cố thêm quy trình và tiêu chuẩn. Chúng tôi rất đau buồn trước cái chết của Baran bởi nó sẽ trở thành thành viên trẻ trong đại gia đình 34 con tinh tinh sinh sống trong khu bảo tồn", phát ngôn viên của Ol Pejeta chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News