Tinh trùng sống được bao lâu ngoài cơ thể?
Tinh trùng chỉ sống được 15-30 phút ngoài cơ thể nhưng nếu ở trong miệng có thể tồn tại 1-2 ngày.
Thời gian sống sót của tinh trùng trở thành đề tài gây tranh cãi trên mạng xã hội sau khi nữ sinh viên y khoa tên Mariah (Mỹ) đăng tải câu chuyện xảy ra ở lớp học. Cô viết: "Hôm nay chúng tôi đã lấy kính hiển vi kiểm tra miệng và phát hiện một cô gái có tinh trùng sống trong đó".
Miệng có thể được coi như môi trường thuận lợi cho tinh trùng sinh sống. (Ảnh: MH).
Để làm rõ liệu câu chuyện trên là thật hay giả, Men's Health đã liên hệ với bác sĩ Brian Steixner, chuyên gia tiết niệu kiêm Giám đốc Viện Nam khoa thuộc hệ thống Phòng khám Tiết niệu Jersey.
Theo bác sĩ Steixner, tinh trùng sống khoảng 3-5 ngày giữa môi trường ấm áp, được bảo vệ như tử cung hay cổ tử cung nhưng nhanh chóng chết đi nếu rời khỏi cơ thể. "Ở những vị trí bên ngoài như trên một chiếc bàn, chúng chỉ sống được 15-30 phút", ông nói.
Bên cạnh đó, bác sĩ Steixner nhận định miệng có thể được coi như môi trường thuận lợi cho tinh trùng sinh sống nên trường hợp nữ sinh viên do Mariah đề cập nhiều khả năng là thật. "Về mặt khoa học, nhiệt độ miệng ấm hơn không khí bên ngoài nên tinh trùng dễ dàng lưu lại đó 1-2 ngày", vị chuyên gia giải thích.
Hiện bài viết của Mariah tiếp tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng với hơn 2.000 bình luận, 113.000 lượt chia sẻ cùng 480.000 lượt thích. Một tài khoản bày tỏ: "Không biết tôi nên thấy ấn tượng hay ghê nữa".
Tinh trùng là gì? Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới, mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội, 23 nhiễm sắc thể. Tinh trùng là tế bào đơn bội, nó kết hợp với tế bào trứng để tạo thành hợp tử. Như vậy hợp tử là 1 tế bào có trọn vẹn bộ nhiễm sắc thểvà sẽ trở trành phôi thai. Tinh trùng đóng góp 1/2 thông tin di truyền cho thế hệ con. Ở động vật có vú, tinh trùng quyết định giới tính của con con. Vì tế bào trứng luôn mang nhiễm sắc thể X nên tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y sẽ tạo ra con con là giống đực (XY) và tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ sinh ra con cái (XX). Tế bào tinh trùng lần đầu được phát hiện bởi một sinh viên của Antonie van Leeuwenhoek vào năm 1677. |

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
