Tinh vân cầu vồng tạo bởi cuộc chiến giữa các vì sao

Kính viễn vọng ALMA chụp hình đám mây khí nhiều màu tuyệt đẹp bao quanh hai ngôi sao chiến đấu trong chòm Centauru cách Trái Đất hơn 6.800 năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học nghiên cứu hệ sao nhị phân HD101584 bằng kính viễn vọng Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) ở Chile và phát hiện hai ngôi sao đụng độ dữ dội với nhau. Ngôi sao khổng lồ đỏ trong hệ phình lên khi đốt cháy nguồn dự trữ hydro và sắp trở thành sao lùn trắng. Nó to ra so với kích thước ban đầu, chuẩn bị chạm tới ngôi sao còn lại có khối lượng thấp hơn.


Hệ sao HD101584 được bao quanh bởi tinh vân rực rỡ. (Ảnh: CNN).

Nhưng ngôi sao nhỏ trong hệ đáp lại bằng chuyển động thay vì bắn ra xa. Nó di chuyển theo hình xoắn ốc về phía lõi của sao khổng lồ đỏ. Va chạm không xảy ra, nhưng chuyển động cọ xát khiến sao khổng lồ đỏ mất đi các lớp khí bên ngoài. Những lớp đó phân tán, để lộ lõi của ngôi sao.

Nghiên cứu về hệ sao này được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics. "Hệ sao HD101584 rất đặc biệt ở chỗ quá trình chết được kết thúc sớm và dữ dội khi sao khổng lồ đỏ "nuốt chửng" ngôi sao đồng hành có khối lượng thấp ở gần đó", Hans Olofsson, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Chalmers tại Thụy Điển, cho biết.

Kết quả, cuộc chiến giữa các ngôi sao tạo ra tinh vân tuyệt đẹp, bao gồm vật chất bắn ra và các vòng khí gas nhiều màu. Việc quan sát sự kiện kiểu này giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn những gì Mặt Trời sắp trải qua trong quá trình tiến hóa. Các kính viễn vọng tương lai sẽ cho phép giới thiên văn học theo dõi hệ sao HD101584 tốt hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News