Tình yêu giống như cơn nghiện

Không phải vô cớ khi nhiều người day dứt khôn nguôi với mối tình đã qua, bởi vượt qua một cuộc tình tan vỡ cũng giống như từ bỏ một thói nghiện.

Nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia tại Đại học Rutgers, Mỹ, thực hiện phát hiện ra rằng với những người thất tình, nhìn vào ảnh của người yêu cũ làm kích hoạt vùng não liên quan tới tặng thưởng, thèm khát, nghiện ngập, kiểm soát cảm xúc, cảm giác gắn kết, nỗi đau thể chất và sự khốn khổ.

Kết quả lý giải vì sao một số người rất khó để vượt qua cuộc tình đổ vỡ, và vì sao trong một số trường hợp người ta bị đẩy tới thực hiện những hành vi quá khích như đeo bám hoặc sát hại tình cũ.

"Tình yêu giống như cơn nghiện", tác giả nghiên cứu Helen E. Fisher - nhà nhân chủng học tại Đại học Rutgers cho biết. "Nó là thứ nghiện đầy ma lực và kỳ diệu khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp nhưng trở nên kinh khủng khi mọi thứ xấu đi".

Theo Livescience, các nhà nghiên cứu phỏng đoán bộ não có phản ứng như vậy là có nguồn gốc tiến hóa.

Tình yêu giống như cơn nghiện

"Tôi cho rằng hoạt động não đối với tình yêu tiến hóa từ hàng triệu năm trước, giúp tổ tiên chúng ta tập trung năng lượng yêu đương vào chỉ một người, trong một thời điểm, và bắt đầu quá trình sinh sản", Fisher nói. "Và khi bạn bị phụ tình, bạn đã mất đi phần thưởng lớn nhất trong đời, đó là đối tác sinh sản của mình".

"Hệ thống não được kích hoạt giúp bạn tìm cách chiếm được người đó trở lại, vì vậy khiến bạn luôn tập trung vào người ta, khao khát người ta và muốn có người ấy trở lại".

Fisher và cộng sự đã chụp não của 15 thanh niên (10 nữ và 5 nam) vừa mới bị người yêu bỏ nhưng vẫn còn yêu người này. Thời gian trung bình của mối quan hệ là hai năm và thời gian trôi qua kể từ khi cuộc tình kết thúc là hai tháng.

Tất cả những người tham gia đều ghi điểm số cao trên thang điểm đánh giá các loại cảm xúc mãnh liệt. Những người này cũng dành 85% số thời gian thức của mình để nghĩ về người cũ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thông báo một tin tốt lành cho những người bị phụ tình: thời gian sẽ hàn gắn vết thương. Cuộc chia tay càng trôi xa thì hoạt động ở vùng não đau khổ càng giảm. Trong khi đó, vùng não liên quan tới sự kiểm soát cảm xúc, đánh giá và quyết định lại hoạt động tích cực hơn. Điều đó chứng tỏ, người đó đã rút ra được bài học từ quá khứ và biết cách đối mặt với hiện tại tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng nói chuyện về trải nghiệm của mình, thay vì chỉ âm thầm ủ rũ, sẽ hiệu quả hơn đối với những người thất tình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News