Tơ nhện đủ chắc để dừng một đoàn tàu

Lưới của siêu nhân Người nhện thực sự có thể chặn đứng một đoàn tàu đang chạy như trong phim nếu nó tái tạo được những gì có sẵn trong tự nhiên.

>>> Áo giáp làm từ tơ nhện

Trong bộ phim “SpiderMan 2”, siêu anh hùng Người nhện đã bắn ra các dải vật liệu bám vào những tòa nhà xung quang để ngăn đoàn tàu đang lao như tên bắn gặp họa.

Tơ nhện đủ chắc để dừng một đoàn tàu
Trong bộ phim “SpiderMan 2”, Người nhện Peter Parker đã chăng
tơ làm dừng đoàn tàu đang chạy để tránh tai nạn. (Ảnh: Daily Mail)

Cảnh tượng trên dường như chỉ là sản phẩm khoa học viễn tưởng của Hollywood, nhưng nó có thể là sự thực đối với một nhóm nhà khoa học trẻ ở Anh đang nghiên cứu về những tính năng đáng kinh ngạc của tơ nhện.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, lưới của Người nhện chắc chắn phải đủ mạnh để chặn đứng một tàu điện ngầm gồm 4 toa đang chạy toàn tốc độ ở New York. Theo tính toán của 3 sinh viên vật lý thuộc trường Đại học Leicester, lực cần có để cản được đà của đoàn tàu lên tới 300.000 Newton.

Để tránh bị đứt gãy, mỗi mét khối lưới của Người nhện sẽ phải hấp thụ gần 500 triệu Jun năng lượng. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện tơ của một loài nhện trong tự nhiên có khả năng kỳ diệu này.

Tơ nhện đủ chắc để dừng một đoàn tàu
Nhện Darwin's Bark có vẻ ngoài kém bắt mắt nhưng nhả tơ dai chắc hơn gấp 10 lần sợi
Kevlar - loại vật liệu đang được con người sử dụng để làm áo chống đạn. (Ảnh: Daily Mail)

Loài nhện Darwin's Bark (tên khoa học là Caerostris darwini), sinh trưởng tự nhiên ở Madagascar, sản sinh ra tơ dai chắc hơn tơ của bất kỳ loài nhện nào khác. Tơ nhện của Darwin's Bark thậm chí còn dai chắc hơn gấp 10 lần sợi Kevlar - loại vật liệu đang được con người sử dụng để làm áo chống đạn.

Ở loài nhện Darwin's Bark, các con đực vị thành niên cũng tham gia dệt mạng, nhưng khi đã bước sang giai đoạn trưởng thành, chúng sẽ từ bỏ hành động này và thay vào đó, dành mọi sức lực cho “chuyện ấy”.

Để sinh tồn, các con nhện Darwin's Bark sống dựa một phần vào diện mạo xù xì, thô ráp như vỏ cây, giúp chúng ngụy trang lẫn vào cây cối xung quanh.

Một phân tích đối với tơ nhện Darwin's Bark cho thấy, nó là vật liệu sinh học dai chắc nhất từng được biết đến cho tới nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News