Tổ tiên loài người đã biết đi bằng chân ngay cả khi còn sống trên cây
Sau khi phân tích bộ xương còn lưu lại hoàn chỉnh nhất của một cá thể StW573, được gọi là Little Foot, được xác định 3,67 triệu năm tuổi, các nhà khoa học khẳng định tổ tiên sớm nhất của chúng ta biết đi thẳng trên đôi chân ngay cả khi vẫn còn là những sinh vật sống trên cây.
Theo tạp chí Nature Science, một công trình nghiên cứu về bộ xương hoàn chỉnh nhất của tổ tiên sớm nhất của loài người được thực hiện với sự tham gia của các nhà khoa học ở Đại học Liverpool (Anh), đã cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng tổ tiên của chúng ta biết đi thẳng trên đôi chân ngay cả khi vẫn còn là những sinh vật sống trên cây.
Đây là bộ xương còn lưu lại hoàn chinh nhất của tổ tiên xa xưa nhất của loài người - (Ảnh: Naked science).
Những khúc xương đầu tiên của bộ xương một cá thể StW573, được gọi là Little Foot, được xác định 3,67 triệu năm tuổi, gồm 12 xương bàn chân và những mảnh xương chân, được mô tả vào những năm 1990. Phần còn lại của bộ xương đã được phát hiện trong hai thập niên khai quật, làm sạch, phục hồi và phân tích. Đó là những khúc xương được tìm thấy trong một hang động rất sâu.
Giáo sư Robin Crompton, chuyên gia về lĩnh vực sinh học cơ xương khớp tại Đại học Liverpool và các đồng nghiệp đã phân tích cách mà Little Foot có thể đi bộ. Hơn 90% bộ xương này thuộc về một đại diện của Australopithecus. Bộ xương của Little Foot - một trong nhưng bộ xương đầu tiên được tìm thấy, có các chi được bảo tồn hoàn hảo.
Nghiên cứu này xác nhận các giả định của Giáo sư Ronald Clark ở Đại học Witwatersrand (Nam Phi), người đã phát hiện ra bộ xương. Vị giáo sư này tin rằng có 2 loài Australopithecus sống ở Nam Phi cùng một lúc - Australopithecus africanus, một loài nhỏ hơn sống trên cây, và Australopithecus Prometheus, với chiều cao tương tự người hiện đại.
Giáo sư Robin Crompton nói rằng đây là người hominid đầu tiên được phát hiện, có chi dưới dài hơn chi trên, giống như ở con người chúng ta. Đây là một phát hiện quan trọng, vì các họ người hominid trước người Australopithecus đều có cánh tay dài hơn chân, giống như loài vượn lớn, như khỉ Gorilla chẳng hạn. Điều này có nghĩa họ di chuyển rất nhiều trên hai chi. Hơn nữa, Little Foot có khớp hông, giống như chúng ta, có thể chuyển hành động từ thân sang chân và ngược lại. Mặc dù chân của Little Foot đã phát triển dài hơn cánh tay, nhưng đôi chân vẫn chưa đạt được chiều dài tương đối như ở người. Tuy Little Foot không thể mang đồ vật khéo léo như chúng ta, nhưng lại leo trèo cây dễ dàng hơn nhiều so với con người hiện đại.

Lông đuôi chim tiền sử mắc kẹt 100 triệu năm trong hổ phách
Các nhà khoa học phân tích mẫu lông vũ cổ xưa và cho rằng chúng có thể đóng vai trò mồi nhử, giúp chim thoát khỏi động vật săn mồi.

Phát hiện loài khủng long khổng lồ mới ở Nga
Một loài khủng long khổng lồ mới phát hiện ở Nga được đặt tên là Volgatitan.

Kỳ lân Siberia tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải do con người
Đã từ lâu, giới khoa học tranh cãi xem thứ gì đã ép loài kỳ lân Siberia tới mức tuyệt chủng, là con người hay do khí hậu.

Phát hiện xương “ma cà rồng cổ đại” 2.000 năm tuổi ở Anh
Bộ xương kì lạ tìm thấy ở Yorkshie có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi được xác định chôn theo nghi thức cổ đại để ngăn sự trỗi dậy của xác chết.

Quét radar xuyên đất lâu đài từng giam giữ "Bá tước Dracula"
Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cấu trúc lớp nền bên dưới lâu đài Corvin ở Transylvania, Romania, để có thể dễ dàng trùng tu kiến trúc lâu năm này bằng phương pháp quét radar.

Ai Cập phát hiện ngôi mộ cổ 4.400 tuổi nghi chứa đầy kho báu
Ngôi mộ cổ 4.400 năm tuổi mới được phát hiện ở Ai Cập và kho báu trong hầm mộ sẽ được khai quật trong vài ngày tới.
