Tọa độ lục địa Australia lệch hơn 1,5m so với số liệu năm 1994

Phóng viên tại Sydney dẫn công trình nghiên cứu mới công bố cho thấy lục địa Australia đang dịch chuyển, có thể lệch hơn 1,5m so với tọa độ công bố trước đây, và các nhà khoa học tại Viện khoa học Địa chất Australia sẽ phải tính toán lại kinh độ và vĩ độ của nước này.

Khung đo tọa độ được sử dụng hiện nay, mang tên Dữ liệu Khoa học địa chất Australia (Geocentric Datum of Australia), được cập nhật lần cuối cùng vào năm 1994.

Do Australia nằm trên mảng kiến tạo lục địa dịch chuyển nhanh nhất trên thế giới, nên tọa độ đo được trước đây tiếp tục thay đổi theo thời gian.


Các trận động đất lớn thường làm thay đổi hình dạng của một mảng lục địa.

Theo tính toán của các nhà khoa học, mảng lục địa này mỗi năm dịch chuyển về phía Bắc khoảng 7cm và có thể sẽ va chạm với mảng Thái Bình Dương hiện cũng dịch chuyển về phía Tây mỗi năm khoảng 11cm.

Sự tích tụ ứng suất giữa hai mảng lục địa này khi được giải phóng có thể sẽ gây ra các trận động đất.

Việc tính toán số liệu cũng còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác, như các trận động đất lớn thường làm thay đổi hình dạng của một mảng lục địa.

Chẳng hạn trận động đất mạnh 8,1 độ Richter ở phía Bắc đảo Macquarie của Australia ngày 23/12/2004 đã khiến khoảng cách giữa thành phố Sydney, thuộc bang New South Wales, với Hobart, thông bang Tasmania, xa thêm vài mm.

Nhà khoa học Dan Jaksa thuộc Viện Khoa học Địa chất Australia đang tham gia chương trình hiện đại hóa dữ liệu khoa học về Australia, cho biết việc điều chỉnh số liệu về tọa độ là rất cần thiết vì sự chênh lệch giữa vị trí hiện tại với tọa độ mà Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) sử dụng ngày càng lớn.

Dự kiến, số liệu đo lường mới sẽ được công bố vào đầu năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News