Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

Theo một nghiên cứu mới, nếu bạn gom tất cả các hạt virus SARS-CoV-2 đang lưu hành trên thế giới lại thành một đống, nó sẽ chỉ nặng đâu đó bằng một quả táo hoặc cùng lắm là một con lợn con.

Các tác giả nghiên cứu tại Viện Weizmann, Israel cho biết: Mỗi người bị nhiễm COVID-19 sẽ mang trong mình khoảng 10 tỷ đến 100 tỷ hạt virus SARS-CoV-2.

Tại bất kỳ thời điểm nào trong đại dịch, thế giới ghi nhận từ 1 triệu đến 10 triệu ca nhiễm COVID-19. Do đó, nhân các con số này với nhau theo ma trận bạn sẽ nhận được khối lượng của toàn bộ virus là từ 100 gram cho đến 10 kg.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

Tuy nhiên, virus là một thứ gì đó nhỏ mà có võ. Giáo sư Ron Milo đến từ Viện Khoa học Weizmann cho biết: "Nhìn từ bối cảnh lịch sử lớn hơn, dưới quan điểm đòn bẩy thì một quả bom nguyên tử cũng chỉ có khối lượng dưới 100 kg". Nhưng sự tàn phá mà khối vật liệu phân hạch đó gây ra thì khủng khiếp, cũng giống như nhúm virus này khi chúng có thể lây lan qua không khí.

Theo bảng thống kê đại dịch của Đại học Johns Hopkins, virus SARS-CoV-2 hiện đã lây nhiễm cho hơn 173 triệu người và giết chết hơn 3,7 triệu người trong số đó. "Ở đây, chúng tôi đang đề cập đến một khối lượng siêu nhỏ virus, nhưng chúng vẫn hoàn toàn có thể tàn phá thế giới", Ron Sender, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu của giáo sư Milo cho biết.

Khối lượng virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã được ước lượng như thế nào?

Để tính toán lượng virus có trong người mỗi bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phép đo trước đó mà họ thực hiện trên khỉ rhesus. Trong thử nghiệm, những con khỉ đã được chủ động lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho đến khi bệnh của chúng được đánh giá là nặng nhất.

Các nhà khoa học sau đó thu thập mô phổi, amidan, hạch bạch huyết và cả các mô trong hệ tiêu hóa của chúng, soi mẫu vật dưới kính hiển vi và đếm từng con virus một. Số lượng virus được nhân lên với khối lượng mô và nhân tiếp với số lượng mô có trong các cơ quan này ở con người.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

Từ các tính toán trước đây trên đường kính của virus SARS-CoV-2, họ cũng đã biết mỗi hạt virus có khối lượng là 1 femtoogram (10 mũ trừ 15 gam). Khối lượng này sau đó được nhân với lượng virus có trong người một người nhiễm COVID-19 vừa được tính toán trước đó.

Kết quả cho thấy tại khoảng thời gian cao điểm, mỗi bệnh nhân COVID-19 chỉ có trong người khoảng 1 microgram đến 10 microgram virus SARS-CoV-2.

Những con số giúp theo dõi tốc độ biến chủng của COVID-19

Tính toán khối lượng của virus không phải chỉ là một việc làm tiêu khiển. Các nhà khoa học cho biết: Bằng cách tìm ra những con số này, họ có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong cơ thể một bệnh nhân COVID-19 trong suốt quá trình bệnh của họ diễn tiến.

Chẳng hạn khối lượng virus có thể được dùng để ước tính số lượng tế bào đang bị nhiễm và tốc độ sao chép của virus trong cơ thể nhanh hay chậm, giáo sư Milo nói.

Các kết quả này tiếp tục được tập hợp lại để trở thành đầu vào cho các mô phỏng quá trình đột biến của virus trong quần thể. Bởi khoảng thời gian virus đột biến cũng liên quan đến số chu trình nhân đôi mà chúng đã trải qua.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

Để làm điều này, các nhà khoa học tiếp tục sử dụng một ước tính trước đó, từ một chủng virus corona tương tự như SARS-CoV-2 có tần suất đột biến xuất hiện trên RNA của nó đã được xác định. Con số được nhân cho số lượng nucleotide trong bộ gen SARS-CoV-2, sau đó tính vào số lần virus tạo ra các bản sao của nó bên trong cơ thể người bệnh.

Giải thích những sự kiện siêu lây nhiễm

Nhưng các tác giả cũng tìm thấy một sự chênh lệch lớn giữa số lượng virus có trong người bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, sự khác biệt này có thể lên tới 5 đến 6 bậc của số mũ, có nghĩa là một số bệnh nhân COVID-19 có thể có lượng virus nhiều hơn hàng triệu lần so với những người khác.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

"Những người có tải lượng virus thấp tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp hơn", giáo sư Milo và Sender cho biết.

Nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu những ca bệnh COVID-19 siêu lây nhiễm có xuất phát từ đặc điểm sinh học của cơ thể bệnh nhân hay không? Chẳng hạn, một người có tải lượng virus cao sẽ lây cho nhiều người hơn, hay một người có tải lượng virus thấp nhưng lại tiếp xúc với nhiều người hơn trong cuộc sống sinh hoạt của họ?

"Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ là điểm khởi đầu cho những ý tưởng nghiên cứu mới và những thử nghiệm mới", các nhà khoa học viết. Phát hiện của họ đã được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước muối súc miệng của Bkav hoạt động như thế nào?

Giải pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước muối súc miệng của Bkav hoạt động như thế nào?

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng đã “gây bão” khi tiết lộ Bkav đang nghiên cứu thiết bi xét nghiệm Covid-19 qua nước muối sinh lý, kết quả có chỉ sau 10 giây.

Đăng ngày: 11/06/2021
Nga đăng ký lưu hành thuốc chữa viêm phổi do virus SARS-CoV-2

Nga đăng ký lưu hành thuốc chữa viêm phổi do virus SARS-CoV-2

Thuốc hít Leytragin là loại thuốc đầu tiên nhằm ngăn ngừa và chống lại cơn bão cytokine làm trầm trọng thêm quá trình mắc Covid-19.

Đăng ngày: 10/06/2021
Buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 chống nóng được đưa vào vận hành

Buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 chống nóng được đưa vào vận hành

Thử nghiệm buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 chống nóng và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, hỗ trợ nhân viên y tế chống dịch tại Bắc Giang…

Đăng ngày: 09/06/2021
Mắc covid-19 sẽ nguy hiểm hơn nếu đang có các nhóm bệnh nền chính này

Mắc covid-19 sẽ nguy hiểm hơn nếu đang có các nhóm bệnh nền chính này

Nếu các bạn để ý thì hầu hết các ca trở nặng và các ca tử vong tại Việt Nam đều ở nhóm các bệnh nhân nằm trong bệnh viện đang được điều trị 1 dạng bệnh nào đó.

Đăng ngày: 09/06/2021
Cách tự kiểm tra nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 với hai chỉ số

Cách tự kiểm tra nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 với hai chỉ số

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Đại học Y khoa Washington, Mỹ, phát hiện nồng độ oxy trong máu và nhịp thở có thể cảnh báo nguy cơ tử vong ở một người khi họ mắc Covid-19.

Đăng ngày: 08/06/2021
Ấn Độ phát hiện 12.200 biến thể virus corona, biến thể Delta lây nhanh

Ấn Độ phát hiện 12.200 biến thể virus corona, biến thể Delta lây nhanh "chóng mặt"

Nghiên cứu của Hiệp hội gene SARS-CoV-2 Ấn Độ (Insacog) cho thấy biến thể Delta của virus corona chủng mới đã lấn át hơn 12.200 biến thể khác và khiến Ấn Độ vỡ trận trong đợt dịch thứ hai.

Đăng ngày: 07/06/2021
Thử nghiệm miếng dán vaccine ngừa Covid-19 cho kết quả ấn tượng

Thử nghiệm miếng dán vaccine ngừa Covid-19 cho kết quả ấn tượng

Tiến sỹ Muller khẳng định miếng dán ngừa Covid-19 khi đặt lên da sẽ giúp tạo ra phản ứng miễn dịch ngay lập tức và mạnh hơn nhiều so với phương pháp tiêm thông thường.

Đăng ngày: 05/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News