Toàn cảnh về công nghệ VAR lần đầu được áp dụng tại sân chơi Asian Cup

Đã được sử dụng ở một số giải đấu lớn, nhưng đây mới là lần đầu tiên công nghệ VAR được áp dụng tại sân chơi Asian Cup. Dưới đây là những thông tin cần biết về công nghệ VAR.

Công nghệ VAR (video assistant referee) được hiểu là sử dụng nhiều góc máy video khác nhau, bao gồm cả các máy quay làm chậm nhằm đánh giá chính xác một tình huống để hỗ trợ trọng tài điều khiển các trận đấu bóng đá.

Với người hâm mộ bóng đá Anh, công nghệ này không mới khi đã được áp dụng ở FA Cup, League Cup, hay nếu ai đã từng xem Confred Cup 2017 thì hẳn cũng không xa lạ với VAR.

Ở World Cup, VAR lần đầu tiên được đưa vào sử dụng. Cùng với goal-line, giải World Cup 2018 được xem là giải đấu của công nghệ khi máy móc kỹ thuật sẽ hỗ trợ tối đá các trọng tài nhằm để có quyết định chính xác nhất.

Tại VCK Asian Cup 2019, lần đầu tiên công nghệ hỗ trợ trọng tài (VAR) được áp dụng từ vòng tứ kết nhằm giúp trọng tài công tâm hơn khi xử lý các tình huống gây tranh cãi. Trận đấu đầu tiên VAR được vào sử dụng là trận đấu giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Công nghệ VAR là gì?

Công nghệ VAR (viết tắt của Video Assistant Referee) là một công nghệ được sử dụng để hỗ trợ các trọng tài khi đưa ra quyết định trong những tình huống đặc biệt của trận đấu.

Những điều cần biết về VAR

Một nhóm VAR bao gồm một trợ lý chính và ba trợ lý phụ hỗ trợ làm việc trong từng trận đấu và xuyên suốt trong 64 trận đấu ở World Cup 2018. Hội đồng trọng tài FIFA đã lựa chọn 13 trọng tài xuất sắc đảm nhiệm vụ này.

Nhóm VAR sẽ làm việc trong một phòng vận hành tại Mát-xcơ-va. Có 33 camera khác nhau đặt tại các sân vận động, trong đó có 8 camera quay chậm, 6 camera siêu chậm và 2 camera chuyên để bắt việt vị.


Bên trong phòng vận hành VAR tại Mát-xcơ-va.

VAR được sử dụng trong trường hợp nào?

VAR chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.

Bàn thắng

Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VARsẽ được dùng để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn Ngay cả khi cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.

Penalty

Khu vực trong vòng cấm là nơi VAR hay được sử dụng nhất. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo VAR


VAR lần đầu tiên được áp dụng tại Asian Cup.

Thẻ đỏ trực tiếp

Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi VAR. Tuy nhiên VAR chỉ đươc áp dụng đối với các tình huống thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.

Nhận diện sai lầm

Trong thực tế, các trọng tài cũng mắc phải không ít sai lầm. Điển hình là trong trận đấu giữa Arsenal và Chelsea năm 2014. Oxlade Chamberlain của Arsenal là người phạm lỗi nhưng trọng tài lại bất ngờ đuổi Kieran Gibs, một cầu thủ khác cũng sở hữu đầu cua giống như Chamberlain. Với công nghệ VAR, những sai lầm của các trọng tài có thể được sửa chữa. Tuy vậy, VAR cũng có những hạn chế nhất định để đảm bảo không làm gián đoạn cuộc chơi.

Các quyết định có hiệu lực về trước

Giám đốc kỹ thuật IFAB (Ban tổ chức bóng đá thế giới), ông David Elleray cho biết, trong trường hợp phạm lỗi đã bị bỏ qua và được nhóm các trợ lý VAR ghi lại, họ sẽ thông báo tới trọng tài để trọng tài xử lý tình huống phạm lỗi đó, cầu thủ phạm lỗi có thể bị cho ra sân dù cho tình huống đó đã bị bỏ lỡ trước đây.

Ông Elleray nói thêm: “Chúng tôi không hy vọng tình huống này xảy ra thường xuyên, ta chỉ nên áp dụng đối với những lỗi nghiêm trọng phải nhận thẻ đỏ".

Tham khảo thông tin từ VAR


Các trọng tài tiến tới màn hình được đặt ở bên ngoài đường biên các sân vận động để xem các góc máy quay về tình huống cần xem xét.

Thông thường các trọng tài sẽ đánh giá mọi tình huống bằng sự đánh giá trực tiếp hiện trường, tuy nhiên khi cảm giác nhận định sai hoặc không chắc chắn thì có thể dùng VAR để có được đánh giá tốt hơn.

FIFA nhấn mạnh rằng VAR không đưa ra quyết định mà chỉ hỗ trợ các trọng tài, và chỉ các trọng tài mới có đủ thẩm quyền để đưa ra phán quyết cuối cùng.

VAR hoạt động như thế nào trong thực tế?

Có 3 kịch bản chính thường được sử dụng VAR.

  • Trọng tài trên sân nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe. Sau đó, ông sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ biết rằng có một quyết định đang được xem xét. Nếu nhận định tình huống không có lỗi, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp tục.
  • Trường hợp sử dụng VAR: Lúc này, trọng tài chính sẽ ra hiệu bằng cách vẽ một hình chữ nhật. Các trọng tài video sẽ đánh giá lại tình huống rồi gửi tới trọng tài chính, người sẽ ra quyết định cuối cùng.
  • Trọng tài sẽ ra hiệu bằng cách đưa tay lên ngang tai khi muốn dùng công nghệ VAR và có thể tạm ngừng trận đấu trong thời gian đó. Trận đấu sẽ tiếp tục nếu trọng tài xác định không có lỗi xảy ra.

Khi tham khảo thông tin từ VAR, trọng tài sẽ dùng tay vẽ một màn hình trong không khí để ra hiệu một đánh giá chính thức đã được đưa ra.

Ở trường hợp này, trọng tài video gợi ý trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình đặt sát sân bóng. Trọng tài chính sẽ ra dấu hình chữ nhật trước khi đưa ra quyết định của mình. g hợp nào, trọng tài chính cũng phải liên tục đưa ra các quyết định. Trọng tài không thể để trận đấu diễn ra trong lúc chờ sự trợ giúp từ VAR. Trước đó, trọng tài phải chờ bóng đến một trí trung lập trước khi ra tín hiệu VAR để xem lại tình huống ban đầu.

Người hâm mộ sẽ được thông báo


Bảng thông báo cho người hâm mộ về tình huống trọng tài dừng trận đấu để dùng VAR trong trận giữa Pháp và Australia.

VAR từng bị chỉ trích về việc những người hâm mộ không được thông tin về các quyết định của trọng tài sau khi tham khảo thông tin từ VAR.

FIFA đang nỗ lực để đảm bảo các khán giả tại sân vận động và các khán giả xem tại nhà được biết về quyết định cuối cùng của trọng tài bằng một hệ thống tự động thông báo.

Một nhân viên của FIFA sẽ thông báo cho các đài truyền hình, các bình luận viên, các phương tiện thông tin đại chúng về việc đánh giá lại tình huống, bao gồm cả lý do cần phải đánh giá lại, kết quả của việc đánh giá lại của trọng tài.

Những vấn đề tồn tại


Trọng tài bị cầu thủ Australia phản đối khi cho Pháp hưởng phạt đền sau khi tham khảo VAR.

Không có gì đáng lo ngại khi áp dụng VAR với những tình huống hiển nhiên, nhưng với những tình huống cần đến sự suy luận, trong đó có tình huống phạt đền, sẽ gây ra nhiều tranh cãi.

Mối lo ngại về khoảng thời gian cần có để đưa ra quyết định cũng được quan tâm. Ở Anh công nghệ này từng được áp dụng tại FA Cup và League Cup, trong hiệp một của trận đấu FA Cup giữa Tottenham và Rochdale cần đến tận 5 phút bù giờ do một tình huống cần đến sự hỗ trợ của VAR.

Không thể phủ nhận rằng niềm hân hoan tột độ khi một bàn thắng được ghi sẽ bị phá hỏng bởi việc phải chờ đợi đánh giá từ VAR, nhưng có một điều chắc chắn là VAR sẽ góp phần đem lại những quyết định đúng đắn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News