Tối nay bão Tembin vào Cà Mau

Với sức gió 100km/h, bão Tembin sẽ đi vào đất liền các tỉnh Tây Nam Bộ, tâm bão hướng thẳng vào Cà Mau.

Đêm qua, bão Tembin đã đi qua đảo Trường Sa và Huyền Trân (Khánh Hòa) với sức gió 100km/h (cấp 11), giật cấp 14; riêng ở trạm DK1/19 gió mạnh hơn hai cấp.

5h ngày 25/12, tâm bão còn cách Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 330 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất khoảng 135km/h (cấp 12), giật tăng hai cấp.

Di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 25km/h, tối và đêm nay bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió 100km/h (cấp 10), giật cấp 12. Sáng sớm mai, tâm bão ở trên khu vực Tây Nam Bộ, giữ nguyên sức gió.


Hướng đi bão Tembin theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.

Sau khi vào đất liền, bão được dự báo tiếp tục đi theo hướng Tây, tốc độ vẫn nhanh khảng 20-25km/h. Đến 16h ngày 26/12, tâm bão cách Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 100 km về phía Tây với sức gió mạnh nhất 75km/h (cấp 8), giật cấp 11. Sau đó, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Vịnh Thái Lan.

Trong hôm nay và ngày mai, thời tiết trên các vùng biển cả nước tiếp tục xấu. Nhất là các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh cấp 9-11, giật đến cấp 14. Cấp độ rủi ro thiên tai ở cả khu vực này là cấp 4.

Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh hơn một cấp.

Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho hay, đất liền Nam Bộ, trong hôm nay và ngày mai hoàn lưu bão gây mưa to đến rất to kèm theo gió giật mạnh và lốc xoáy. Riêng các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 10 (100km/h), giật tăng hai cấp. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 4.

Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang gió nhẹ hơn một cấp; Đất liền khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh nhất là cấp 7, giật cấp 9.

Lượng mưa ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ được dự báo 50-120mm (riêng Côn Đảo 100-150mm); các tỉnh miền Tây Nam Bộ 100-150mm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News