Tối nay, người dân HN, TP HCM xem "trăng máu" ở đâu "nét" nhất?
Những người yêu thích thiên văn Việt Nam có thể quan sát rõ hiện tượng “trăng máu” vào đêm nay.
Ngày 7/8, anh Hoàng Quốc Phương, Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết, thời tiết tại Hà Nội hôm nay nắng ráo, khô thoáng. Do vậy, vào đêm nay (7/8), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần (hay còn gọi là “trăng máu”).
Bức ảnh “trăng máu” được chụp tại tòa nhà cao thứ hai TP. Hà Nội (ảnh chụp lúc 18h30 tối 8/10/2014).
Hiện tượng “trăng máu” sẽ bắt đầu từ 22h tối nay và và kéo dài đến gần sáng 8/8. “Tuy nhiên, thời điểm quan sát “trăng máu” rõ nhất là lúc 1h sáng 8/8. Thời điểm này, một phần của mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm”, anh Phương nói.
- Theo anh Phương, tại Hà Nội, người dân có thể tổ chức thành nhóm quan sát tại hai địa điểm là cổng sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, quận Cầu Giấy; Trung tâm thương mại Savico Megamall, quận Long Biên.
- Tại TP. Hồ Chí Minh có thể quan sát ở khu vực ở Cột cờ Thủ ngữ, chân cầu Khánh Hội, quận 1. Hoặc chọn khu vực rộng rãi và không bị nhà cao tầng cản trở, nơi có không khí trong lành và tránh ánh sáng đèn.
Anh Phương cho hay, do hiện tượng nguyệt thực một phần diễn ra vào lúc gần sáng nên hội sẽ không tổ chức quan sát ở khu một khu vực cụ thể nào tại Hà Nội. Các thành viên trong hội đã thống nhất tự quan sát hiện tượng trên tại nhà.
Trước đó, vào tối 3/4/2015, ở Hà Nội, nhiều người dân đã nhìn thấy mặt trăng to màu đỏ cam, gần giống với hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Năm 2016, hiện tượng nguyệt thực toàn phần không xuất hiện trên bầu trời Hà Nội.
Nguyệt thực một phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.'
- Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú “mặt trăng máu” sắp xuất hiện ở Việt Nam
- Hiện tượng Trăng máu ngày 8/10 và huyền thoại 4 kỳ trăng máu
- Người xưa “đối phó” với trăng máu thế nào?
- Nguyệt thực: Vì sao mặt trăng lại đỏ và lớn khác thường?