Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật

Một nhóm nhiếp ảnh gia ghi lại cảnh tượng tuyệt đẹp tạo thành từ hàng nghìn con tôm biển phát sáng màu xanh dương trên bờ biển Nhật.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Nhiếp ảnh gia Trevor Williams và Jonathan Galione chụp cảnh tôm phát quang trong loạt ảnh mang tên "Lệ đá" vào tháng 8, theo Mother Nature Network. Họ chụp hình ở Okayama, Nhật Bản, nơi có số lượng tôm phát quang vô cùng dồi dào.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
"Tôm phát quang sống trong cát ở vùng nước nông nên bạn có thể thường xuyên bắt gặp chúng dạt lên bờ. Nhưng để có số lượng lớn như trong ảnh, bạn phải bắt chúng"
, hai nhiếp ảnh gia chia sẻ. Họ dùng những chiếc bình thủy tinh để bắt tôm, sau đó đổ lên bãi đá để chúng phát sáng trong khi bơi ra biển.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Tên khoa học của loài tôm phát quang kỳ lạ này là Vargula Hilgendorfii, nhưng cư dân địa phương quen gọi chúng bằng tên "umihotaru", có nghĩa đom đóm biển trong tiếng Nhật.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Vào ban đêm, tôm phát quang thường thắp sáng khu vực biển Seto, vùng nước nằm giữa các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu của Nhật Bản.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Loài tôm tý hon thuộc lớp giáp xác có vỏ này chỉ dài ba milimet với lớp giáp hình tròn trơn nhẵn và trong suốt, cùng phần nhô ra giống như chiếc mỏ ở phía trước.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Tôm phát quang kiếm ăn bằng cách bơi xung quanh bờ biển mỗi khi thủy triều lên hoặc rút. Nguồn thức ăn của chúng là cá chết và sâu bọ.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Chúng phát sáng màu xanh dương trong khoảng 20 - 30 phút để đáp lại kích thích vật lý và có thể lặp lại quá trình phát quang sinh học khi tiếp xúc với nước biển.

Tôm biển phát quang sáng rực bờ biển Nhật
Theo một nghiên cứu công bố trên trang web của Trung tâm Thông tinh Công nghệ sinh học Mỹ, loài sinh vật biển này phát quang nhờ phản ứng giữa enzym luciferase, chất đạm luciferin và phân tử oxy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nước EU cho phép đánh bắt cá mập phục vụ công tác nghiên cứu

Các nước EU cho phép đánh bắt cá mập phục vụ công tác nghiên cứu

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cho phép đánh bắt cá mập theo hạn ngạch tại các vùng biển sâu để ​giúp các nhà khoa học xác định số lượng còn lại của loài cá này.

Đăng ngày: 16/11/2016
Nhờ có cá mập, đảo ngọc du lịch tại Philippines hồi sinh thần kì

Nhờ có cá mập, đảo ngọc du lịch tại Philippines hồi sinh thần kì

Sau sự tàn phá nặng nề từ cơn bão Haiyan, một hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Philippines đã được hồi sinh nhờ những chú cá mập hung dữ đang ẩn náu dưới lòng biển sâu.

Đăng ngày: 15/11/2016
“Quái vật biển thời tiền sử” thối rữa dạt vào bờ biển Nga

“Quái vật biển thời tiền sử” thối rữa dạt vào bờ biển Nga

Bức ảnh chụp "quái vật" lộ rõ xương được lan truyền chóng mặt trên mạng.

Đăng ngày: 11/11/2016
Ngư dân Úc câu được cá mập đầu búa “khủng” nhất thế giới?

Ngư dân Úc câu được cá mập đầu búa “khủng” nhất thế giới?

Hai ngư dân ở Perth, nước Úc có thể đã phá vỡ một kỷ lục thế giới sau khi họ câu được một con cá mập đầu búa khổng lồ dài 3,85m.

Đăng ngày: 11/11/2016
Loài cá nhiệt đới di cư về vùng cực vì biến đổi khí hậu

Loài cá nhiệt đới di cư về vùng cực vì biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực nhiều khả năng sẽ đẩy loài cá nhiệt đới phải di chuyển tới các vùng cực (vùng nước lạnh) để sinh sống, tránh sự gia tăng nhiệt độ ở các vùng nước nhiệt đới.

Đăng ngày: 09/11/2016
Ngư dân Oman tìm thấy long diên hương 80kg giá 3 triệu USD

Ngư dân Oman tìm thấy long diên hương 80kg giá 3 triệu USD

Ba ngư dân Oman phát hiện bãi nôn của cá nhà táng, còn gọi là long diên hương, nặng 80kg, có trị giá lên đến ba triệu USD.

Đăng ngày: 09/11/2016
Cá mập 2 đầu xuất hiện nhiều, và nguyên nhân sâu xa rất đáng lo ngại

Cá mập 2 đầu xuất hiện nhiều, và nguyên nhân sâu xa rất đáng lo ngại

Tưởng như chỉ có trong phim, nhưng các báo cáo cho thấy cá mập 2 đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Lý do là gì?

Đăng ngày: 05/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News