Tôm nhân tạo làm từ rong biển có giá trị dinh dưỡng như tôm thật

Bằng cách sử dụng tảo và kỹ thuật nuôi cấy đặc biệt trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra tôm nhân tạo với hình dáng, giá trị dinh dưỡng và đặc biệt là cũng đổi màu đỏ khi được nấu lên như tôm thật. Cách làm này hứa hẹn sẽ cùng với thịt nhân tạo và nhiều loại lương thực khác cung cấp cho con người trong tương lai.

Tôm nhân tạo làm từ rong biển

Có một thực tế là nhu cầu tiêu thụ tôm trên toàn cầu đang ngày càng tăng cao. Chỉ trong vòng 1 thập kỷ qua, sản lượng tôm toàn cầu đã tăng gấp 3 lần và theo ước tính thì hàng năm, trung bình thế giới tiêu thụ khoảng 6 triệu tấn tôm. Do đó, nhu cầu tôm cũng là một trong những vấn đề lương thực mà các nhà khoa học quan tâm.

Hiện tại thì 2 nguồn cung cấp tôm chủ yếu là chăn nuôi và đánh bắt, và cả 2 đều có ảnh hưởng xấu tới môi trường và hệ sinh thái. Nếu đánh bắt tôm thì cần phải dùng loại lưới chuyên dụng và đi kèm với tôm còn có nhiều loài sinh vật biển khác. Theo thống kê thì cứ 0,5kg tôm thì kéo theo 2,7kg loài khác, bao gồm cả rùa, cá mập, cá heo và cá voi nhỏ. Mặt khác thì kỹ thuật kéo lưới sát đáy biển cũng tàn phá nó.

Nhưng trớ trêu thay là nuôi tôm cũng không phải là một kỹ thuật bền vững. Khi chăn nuôi thì cần phải có diện tích đủ lớn để xây dựng trang trại, và đôi khi người ta phải đánh đổi một vùng đất rất lớn tại vùng duyên hải vốn là nơi ở của động vật hoang dã, rừng phòng hộ, chắn bão,... Mặt khác, nhiều loại chất thải, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng trong quá trình chăn nuôi sẽ bị rò rỉ và làm ô nhiễm khu vực lân cận.

Có ý kiến cho rằng nên tiết chế nhu cầu sử dụng tôm nhưng điều đó là không khả thi. Một giải pháp khác là sử dụng "tôm chay", nghĩa là dùng các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, gia vị, hương liệu để tạo ra một thứ trông có vẻ như tôm. Và trong nỗ lực mới nhất, các nhà khoa học cho biết đã sử dụng thành công tảo để tạo ra "tôm nhân tạo" cả về mặt hình dạng lẫn giá trị dinh dưỡng của nó.


Jennifer Kaehms (ở giữa) và các đồng sự tại công ty New Wave, người phát triển ý tưởng tôm nhân tạo​.

Ý tưởng này được đề xuất và nghiên cứu bởi Jennifer Kaehms, một cựu sinh viên tại Đại học California San Diego, đồng thời là CEO của hãng lương thực New Wave. Kaehms cho biết hãng đang thử nghiệm nhiều cách khác nhau để trích xuất protein từ tảo, từ đó tạo thành một cấu trúc hình dáng và giá trị dinh dưỡng như tôm thật. Điểm đặc biệt ở đây chính là cách sắp xếp cấu trúc các loại protein sao cho nó đạt độ cứng, độ giòn, độ mềm,... như tôm thật và đồng thời, cũng có thể chuyển từ xám sang đỏ khi nấu chín. Kaehms nói đây chính là bí quyết độc quyền của họ.

Hiện tại thì dự án chỉ mới trong giai đoạn những thử nghiệm ban đầu và trong chuyển biến mới nhất, hãng đã nhận được số tiền tài trợ khởi nghiệp là 250 ngàn đô la. Buổi trình diễn sản phẩm sẽ diễn ra vào tháng 4 năm 2016 sắp tới và nếu thành công, họ cho biết còn chế tạo ra nhiều loại hải sản nhân tạo khác như sò điệp, cá ngừ, vây cá mập và nhiều loại hải sản quý khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News