Top 4 loại thực phẩm không nên ăn cùng đậu đũa
Đậu đũa là một trong những loại rau ăn theo mùa rất phổ biến vào mùa hè, nó không chỉ thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng.
Đậu đũa là thực phẩm rất giàu protein, vitamin C, vitamin K, vitamin A, cellulose, kali, magiê và sắt. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, đậu đũa còn chứa vitamin C, chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng đậu đũa cần chú ý dưới đây:
Đậu đũa không chỉ thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. (Ảnh: Sohu).
Giấm
Khi ăn chung đậu đũa và giấm với nhau dễ dẫn đến chướng bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, đậu chứa nhiều vitamin C và carotene, axit axetic trong giấm sẽ phá hủy cấu trúc của vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Cơ thể không thể hấp thụ carotene và vitamin, dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng.
Sữa
Trong đậu đũa chứa một chất gọi là saponin, chất này khi kết hợp với protein trong sữa sẽ tạo ra kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Ngoài ra, trong đậu đũa còn có protease kiềm, có thể phá hủy protein trong sữa khiến sữa khó tiêu hóa, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Khoai tây
Axit oxalic trong đậu kết hợp với tinh bột trong khoai tây tạo thành canxi oxalat. Canxi oxalat không dễ được cơ thể hấp thụ, dễ tạo thành sỏi, gây gánh nặng cho thận, dùng lâu dài dễ gây sỏi thận.
Trái cây có tính hàn
Do đậu đũa là thực phẩm có tính bình, các loại trái cây có tính hàn như dưa hấu, măng cụt kết hợp cùng đậu đũa dễ gây khó chịu ở bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
