Top 5 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh vào mùa hè hầu hết các gia đình đều mắc phải

Sự ra đời và trở nên phổ biến của tủ lạnh giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tủ lạnh không phải là vạn năng và phải sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tác dụng tối đa.

Mặc dù là thiết bị điện gia dụng quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết dùng tủ lạnh sao cho đúng cách. Sau đây là 5 sai lầm thường gặp khi sử dụng tủ lạnh gây hại tủ, tốn điện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật cho con người:

1. Cài đặt nhiệt độ quá thấp

Nhiều gia đình có thói quen để nhiệt độ tủ lạnh thật thấp vì cho rằng như vậy thực phẩm sẽ tươi lâu hơn. Tuy nhiên, điều này có thể khiến các thực phẩm, nhất là rau củ bị “cháy lạnh” dẫn tới khô héo nhanh, đóng băng, biến chất, giảm dinh dưỡng. Ngoài ra còn tiêu thụ nhiều điện năng hơn và khiến tủ lạnh quá tải, nhanh hỏng hóc.

2. Dự trữ quá nhiều thứ trong tủ lạnh

Tủ lạnh của một số gia đình được mệnh danh là "hộp kho báu", không chỉ chứa đủ loại thực phẩm, mà còn có thuốc, thậm chí là mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc... Điều đó dẫn đến việc dễ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn cho tủ lạnh. Hơn nữa, nó cũng khiến cho chúng ta dễ bỏ quên thực phẩm, vừa khiến tủ thêm nguy hiểm, lại khiến tủ trở nên bốc mùi.

Top 5 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh vào mùa hè hầu hết các gia đình đều mắc phải
Để quá nhiều thứ dễ dẫn đến việc nhiễm khuẩn trong tủ lạnh.

Ngoài ra, chúng ta cũng không nên nhồi nhét, dự trữ thực phẩm quá nhiều, nhất là vào mùa hè. Hãy sắp xếp mọi thứ xen kẽ nhau và đặc biệt là phải thông thoáng ở vị trí hệ thống khí vì như vậy sẽ làm cho hệ thống khí làm lạnh lan tỏa đều khắp tủ lạnh, đảm bảo nhiệt độ, không ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản.

3. Đặt thực phẩm chín và sống gần nhau

Các khảo sát cho thấy có tới 46% tủ lạnh của các gia đình có chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli, Salmonella và Listeria. Đặc biệt là vi khuẩn Listeria dễ gây ngộ độc thực phẩm nhưng lại có thể sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp trong tủ lạnh.

Vi khuẩn này thường được tìm thấy nhiều nhất trong thịt sống như thịt lợn, thịt bò sống, sữa… Nên nếu để thịt sống cạnh các loại thức ăn đã nấu chín, vi khuẩn Listeria dễ dàng bị lây nhiễm chéo. Khi ăn phải những thực phẩm chứa Listeria, con người có thể đối diện với các triệu chứng ngộ độc như nôn mửa, tiêu chảy, viêm màng não… và thậm chí là tử vong.

Vì vậy, tốt nhất là luôn bảo quản thịt sống và đồ ăn chín bởi các ngăn riêng biệt trong tủ lạnh. Nếu muốn đặt cùng ngăn, hãy bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc đặt trong hộp có nắp đậy. Sau khi lấy đồ ăn từ tủ lạnh, không nên ăn ngay mà cần hâm nóng hoặc nấu chín kỹ. Cần rửa sạch rau, củ, quả bằng nước trước khi ăn.

4. Bỏ thức ăn nóng vào tủ

Không ít người có thói quen muốn làm nguội đồ ăn nhanh chóng thường để đồ ăn vào trong tủ lạnh. Điều này sẽ khiến cho nhiệt độ trong khoang tủ tăng lên và khi đó tủ lạnh sẽ cần phải hoạt động với công suất cao hơn hoặc thời gian hoạt động sẽ tăng lên. Từ đó dẫn đến tủ lạnh sẽ tiêu hao điện năng nhiều hơn so với bình thường.

Hơn nữa, thói quen để thức ăn nóng vào tủ lạnh còn làm nhiệt độ tăng đột ngột. Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển mà còn khiến các thực phẩm khác nhanh bị ôi thiu và mất chất dinh dưỡng do không đủ lạnh.

5. Sắp xếp thực phẩm sai cách

Top 5 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh vào mùa hè hầu hết các gia đình đều mắc phải
Các gia đình là thường để trứng, sữa ở cánh tủ, trong khi cánh tủ lại có nhiệt độ cao hơn, dễ bị hỏng.

Một trong những sai lầm trong sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh của các gia đình là thường để trứng, sữa ở cánh tủ. Trong khi trứng, sữa là thực phẩm nhanh bị hỏng thì phần cánh tủ lại có nhiệt độ cao hơn, hay bị tác động khi mở cửa tủ nên làm lạnh sẽ không tốt.

Sai lầm phổ biến thứ 2 là cất thịt và gia cầm sống ở ngăn trên cùng. Công thức đúng phải là đặt những thực phẩm yêu cầu nhiệt độ nấu thấp hơn lên giá trên cùng và những thực phẩm yêu cầu nhiệt độ nấu cao hơn, đặc biệt là thịt gia cầm, ở ngăn dưới cùng của tủ.

Vì nếu chẳng may thịt hay gia cầm sống bị rò rỉ nước ra, nó sẽ không làm nhiễm khuẩn các thực phẩm có thể không được đun đến nhiệt độ đủ nóng để tiêu diệt vi khuẩn. Ví dụ, nhiệt độ nấu ăn tối thiểu an toàn của thịt gia cầm là 74 độ C, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhưng chỉ 62 độ đối với hải sản. Do đó, khi xếp đồ vào ngăn đông lạnh, nên để thịt hay gia cầm xuống tầng dưới cùng, tôm cá cua tầng phía trên.

Sai lầm tiếp theo trong sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh là để rau sai cách. Hầu hết các loại tủ lạnh đều có ngăn đựng rau củ riêng nhưng không phải ai cũng làm đúng như vậy. Ngoài ra, cũng nên bọc kín rau củ bằng màng bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ để giữ tươi ngon được lâu hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá siêu tàu bệnh viện lớp Mercy của Hải quân Mỹ

Khám phá siêu tàu bệnh viện lớp Mercy của Hải quân Mỹ

USNS Mercy là tàu quân y lớn nhất của Mỹ, với 1.000 giường bệnh và 12 phòng phẫu thuật. Tàu đang thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022.

Đăng ngày: 21/06/2022
Sự thật té ngửa phương pháp dùng tơ bắt mạch nổi tiếng

Sự thật té ngửa phương pháp dùng tơ bắt mạch nổi tiếng "Tây Du Ký"

Phương pháp dùng tơ bắt mạch đã xuất hiện trong nhiều bộ phim của Trung Quốc, thậm chí còn từng khiến vua Càn Long tin là thật.

Đăng ngày: 20/06/2022
Xoắn ốc xanh kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời New Zealand

Xoắn ốc xanh kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời New Zealand

Những ánh sáng xoắn ốc kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời đêm 19/6 khiến các nhà thiên văn học New Zealand kinh ngạc.

Đăng ngày: 20/06/2022
Trung Quốc xây kính viễn vọng săn tìm vật chất tối

Trung Quốc xây kính viễn vọng săn tìm vật chất tối

Các nhà khoa học Trung Quốc dự định xây dựng đài quan sát không gian tiếp theo nhằm tìm kiếm vật chất tối bí ẩn trong vũ trụ.

Đăng ngày: 19/06/2022
Não của bạn có thể nóng lên tới 41 độ C nếu bạn suy nghĩ nhiều

Não của bạn có thể nóng lên tới 41 độ C nếu bạn suy nghĩ nhiều

Con số tương đương với chip của một chiếc smartphone đang sử dụng mạng 4G.

Đăng ngày: 19/06/2022
Động cơ Warp: Công nghệ đưa chúng ta đến gần hơn với tốc độ ánh sáng

Động cơ Warp: Công nghệ đưa chúng ta đến gần hơn với tốc độ ánh sáng

Khởi điểm của hiểu biết về động cơ warp là năm 1994, khi nhà vật lý lý thuyết Miguel Alcubierre nêu lên khái niệm về một động cơ bẻ cong được không gian.

Đăng ngày: 19/06/2022
Dân tộc Khiết Đan thiện chiến từng chiếm 1/2 Trung Quốc đã biến mất ra sao?

Dân tộc Khiết Đan thiện chiến từng chiếm 1/2 Trung Quốc đã biến mất ra sao?

Khiến Đan là một dân tộc thượng võ, dũng mãnh. Trong thời kỳ cường thịnh nhất, vương triều Khiết Đan quốc hiệu Đại Liêu từng chiếm một nửa lãnh thổ Trung Quốc.

Đăng ngày: 19/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News