Top 7 loài bướm hiếm nhất thế giới
Những con bướm với hoa văn lạ mắt này từng có thời gian xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, môi trường sống và những tác động từ con người đã khiến chúng dần biến mất.
Miami Blue: Trong quá khứ, loài này khá phổ biến ở dọc ven biển Florida (Mỹ). Tuy nhiên, ngày nay, số lượng của nó đã giảm đi đáng kể (ước tính còn ít hơn 100 cá thể). Đây chính là loài bướm hiếm nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bướm Miami Blue biến mất là việc phát triển vùng ven biển Miami và cơn bão Andrew năm 1992. Cho tới năm 1999, không ai nhìn thấy con bướm Miami nào và nó được cho là đã tuyệt chủng. (Ảnh: Florida Museum).
Island Marble: Loài bướm này có phần hoa văn cánh giống hệt đá cẩm thạch. Trong khoảng 100 năm (1908-1998), nó được cho là đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số cá thể bướm Island Marble đã xuất hiện trở lại ở đảo San Juan (Tây Ban Nha). Các nhà khoa học và chính quyền đã đưa nó vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, nỗ lực của họ cũng không thể khiến số lượng loài này ngừng giảm. Tới năm 2018, số cá thể bướm Island Marble chỉ còn khoảng dưới 200 con ở San Juan. (Ảnh: Flickr).
Palos Verdes Blue: Đây là một loài bướm nhỏ có nguy cơ tuyệt chủng cao. Palos Verdes Blue chỉ xuất hiện ở bán đảo Palos Verdes (Mỹ) nên hiếm người được tận mắt chiêm ngưỡng nó. Các nhà khoa học nghĩ loài này đã hoàn toàn biến mất vào năm 1983 khi khu vực sống của nó (thuộc công viên Rancho Palos Verdes) bị san bằng. Hiện tại, chỉ còn khoảng 200 cá thể Palos Verdes Blue trong tự nhiên. (Ảnh: Joel Sarton).
Lange's Metalmark: Giống Palos Verdes Blue, Lange's Metalmark chỉ sống duy nhất trong một môi trường. Đó là khu vực cồn cát Antioch (California, Mỹ). Nó trở thành loài chính thức có nguy cơ tuyệt chủng năm 1976. (Ảnh: Sfgate).
Saint Francis Satyr: Loài bướm này chỉ xuất hiện ở Fort Bragg ở Bắc Carolina (Mỹ). Ước tính, số cá thể Saint Francis Satyr hiện chỉ còn dưới 1.000 con. Nguyên nhân chính khiến loài bướm này biến mất là môi trường sống bị đe dọa. (Ảnh: Fws).
Schaus Swallowtail: Có thời điểm, Schaus Swallowtail được xem là loài bướm hiếm nhất Florida (Mỹ) khi chỉ còn khoảng vài trăm con. Tuy nhiên, những nỗ lực bảo tồn đã khiến số cá thể bướm hiện tại dao động khoảng 800-1.200 con. Đặc điểm dễ nhận thấy của chúng là phần trên cánh có màu nâu đen với dải trắng, vàng ở giữa. Sải cánh của chúng dài khoảng 9,2-11,8cm. (Ảnh: Observer).
Leona's Little Blue: Tên của nó được đặt theo Leona Rice - người phát hiện loài này lần đầu ở Klamath, Oregon (Mỹ). Số lượng cá thể ước tính hiện tại của Leona's Little Blues còn khoảng 1.000 - 2.000 con. Chúng sống chủ yếu trên những cây kiều mạch. Tuy nhiên, "ngôi nhà" của chúng đang bị xâm phạm nhiều do quá trình khai thác gỗ và một số loài thực vật xâm lấn khác. (Ảnh: Flickr).

Lý giải sự đột biến tạo nên "giá trị tiền tỷ" của các loài thực vật
Sự đột biến diễn ra trên cây cảnh đã xảy ra thế nào? Tại sao chúng lại có sức hút mãnh liệt và giá trị cao đến vậy?

Phát hiện “những chiếc đèn lồng cổ tích” đầy mê hoặc mọc trong rừng nhiệt đới Malaysia
Trong bóng tối của một khu rừng nhiệt đới ở Malaysia, một loại thực vật không có lá đã nở hoa rực rỡ một cách vô cùng kì lạ.

Siêu rết khổng lồ gây kinh hãi mạng xã hội Nhật Bản bởi vẻ ngoài như đến từ địa ngục
Tuy nhiên, nhiều người cho biết con vật này lại vô cùng hiền lành, trái ngược với vẻ ngoài kinh hãi mà nó sở hữu!

Bắt vi khuẩn nhịn đói 1.000 ngày, các nhà khoa học bất ngờ với kết quả thu được sau thí nghiệm
100 quần thể vi khuẩn khác nhau đã bị nhốt trong môi trường không có nguồn thức ăn trong suốt 2 năm rưỡi, sau đó những " ngôi mộ" này đã được mở ra.

Phát hiện loài Chun lá Chắp tay bản địa của Việt Nam
Loài Chun trước đây chỉ phát hiện ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), nay tìm thấy ở Việt Nam giúp bổ sung cây gỗ bản địa vào hệ thực vật trong nước.

Loại bọ sát thủ trao "nụ hôn thần chết" cho con người
Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo cần xem xét nghiêm túc ảnh hưởng của loài bọ hút máu người gây ra cái chết của 10.000 người mỗi năm trên toàn thế giới.
